Cây bầu đất điều trị tiểu đường, ung thư và hạ huyết áp

Cây bầu đất còn có tên gọi là kim thất tai, cây kim thất, rau lúi, là loại cây thân thảo mọc hoang. Bầu đất là vị thuốc quý trong dân gian, với công dụng nổi bật đó là tác dụng điều trị bệnh tiểu đường, thiếu máu, kinh nguyệt không đều.
29/02/2024 18:03

Mô tả cây bầu đất

Thân: Dạng cây thân thảo, mọng nước, thân nhẵn nhụi, có thể cao tới 50cm.

Lá: Lá mọng nước, nhẵn, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới màu tím, mép hơi có răng cưa. Chính vì lý do đó mà cây có tên gọi thiên hắc địa hồng (Nghĩa là trên đen, dưới hồng).

Hoa: Màu vàng cam.

Bộ phận dùng, chế biến

Dân gian dùng toàn cây cả lá, thân và rễ. Chế biến theo phương pháp truyền thống là cắt ngắn, phơi khô để sử dụng làm thuốc. Ngoài dùng khô, dân gian còn dùng cây tươi như một loại rau.

Ở nước ta cây chủ yếu mọc hoang hóa khắp nơi, nhiều nhất là ở các tỉnh miền Nam, ít thấy trồng loại cây này.

Trên thế giới cây bầu đất phân bố nhiều ở các nước Đông nam Á như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia…. Thậm chí tại các nước trên, loài cây này còn được trồng phổ biến để làm rau và làm thuốc điều trị bệnh.

caybaudat

Cây bầu đất (Ảnh: Caythuoc.org)

Các công trình nghiên cứu về cây bầu đất

Hoạt động gây độc tế báo ung thư vú: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Trường Khoa Học Dược, Đại học Sains Malaysia đã xác định được đặc tính chống ung thư vú MDA-MB-231 của chiết xuất từ thảo dược bầu đất Gynura procumbens (Lour.).

Hoạt chống chống ung thư lưỡi: Một nghiên cứu sử dụng chiết xuất ethanol của lá Gynura Procumbens trên chuột thí nghiệm được tiến hành bởi nhóm các nhà khoa học tại Đại học Gaditas Mada, Indonesia. Nhóm nghiêm cứu đã xác định hoạt động ức chế sự phát triển quá trình gây ung thư lưỡi chuột của chiết xuất ethanol của lá bầu đất.

Hoạt động điều trị đái tháo đường: Đại học Sains Malaysia đã tiến hành thử nghiệm chiết xuất nước lá thân bầu đất trên cơ thể chuột bị tiểu đường do streptozotocin gây ra trong 14 ngày. Kết quả chiết xuất nước lá bầu đất đã làm giảm đáng kể lượng đường trong máu chuột được thí nghiệm. Nhóm nghiêm cứu kết luận chiết xuất nước lá bầu đất đã phát huy hiệu quả hạ đường huyết bằng cách thúc đẩy sự hấp thu glucose trong cơ thể.

Hoạt động chống tăng huyết áp và hạ lipid máu: Quá trình nghiên cứu thực nghiệm trên chuột – Tạp chí Y tế Singapore SMJ đã xác định hoạt động chống tăng huyết áp và hạ lipid máu, hạ cholesterol ở chuột mắc bệnh tiểu đường.

Tính vị: Vị đắng thơm, tính mát, tác dụng tiêu viêm giải độc.

Công dụng của cây bầu đất

Theo y học cổ truyền: Cây bầu đất chủ yếu được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm trong nhân dân, với những công dụng như: Điều hòa kinh nguyệt; Viêm bàng quang; Thiếu máu; Tiểu buốt; Đái dầm; Tiêu chảy, kiết lỵ; Hạ sốt.

Theo y học hiện đại: Hạ đường huyết; Hỗ trợ điều trị tiểu đường; Hạ huyết áp; Hạ cholesterol; Phòng, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư; An thần.

6 bài thuốc dân gian từ cây bầu đất

Hỗ trợ điều trị tiểu đường, hạ huyết áp

Cách 1: Dùng cây tươi

Chuẩn bị: Bầu đất tươi khoảng 9 đến 10 lá.

Thực hiện: Lá tươi đem rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 10 phút, vớt ra vẩy sạch nước và ăn sống sau bữa ăn. Một ngày nên ăn khoảng 2 lần vào buổi trưa và buổi tối là tốt nhất.

Đây là một trong những công dụng hay, được nhiều bệnh nhân quan tâm nhất và sử dụng hiệu quả.

Cách 2: Dùng cây khô

Chuẩn bị: Toàn cây bầu đất khô 25g

Thực hiện: Cây khô đem rửa sạch, hãm với khoảng 500ml nước uống trong ngày, hoặc đun với khoảng 800ml nước, đun cạn lấy 500ml nước uống thay nước hàng ngày.

Điều trị bệnh tiểu buốt, tiểu rắt

Dùng độc vị:

Chuẩn bị: Bầu đất khô 25g (hoặc bầu đất tươi 80g/ngày).

Thực hiện: Dùng cây khô hoặc cây tươi đun nước, hoặc hãm nước như hãm chè tươi uống hàng ngày.

Dùng kết hợp: 

Chuẩn bị: Bầu đất khô 20g, cây cối xay 20g, dây bòng bong 15g.

Thực hiện: Các vị thuốc đem rửa sạch, đun với khoảng 1 lít nước, đun cạn lấy 600ml nước, chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Đái dầm ở trẻ

Chuẩn bị: Bầu đất tươi 100g

Thực hiện: Rau tươi rửa sạch, luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Để hạn chế tình trạng đái dầm ở trẻ nhỏ, đặc biệt vào buổi tối trước khi đi ngủ, không nên cho trẻ uống nhiều nước.

Hỗ trợ điều trị ung thư

Cách 1: Dùng độc vị

Chuẩn bị: 30g cây khô (hoặc 100g cây tươi), 01 bình giữ nhiệt, 1 lít nước sôi.

Thực hiện: Thuốc đem rửa sạch, hãm với 800ml nước sôi, để giữ nhiệt trong thời gian 20 phút cho ngấm, sau đó chắt nước uống hàng ngày.

Cách 2: Dùng kết hợp

Chuẩn bị: 20g bầu đất khô, kết hợp với cây xạ đen 20g, nấm lim xanh 20g, nước sạch 1,2 lít.

Thực hiện: Các vị thuốc đem rửa sạch, đun với 1,2 lít nước, đun sôi nhỏ lửa lấy khoảng 600ml nước chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Tiêu chảy, kiết lỵ

Chuẩn bị: Khoảng 8 lá tươi, muối trắng khoảng 3 đến 5 hạt

Thực hiện: Lá tươi rửa sạch, để dáo nước, nhai sống cùng muối trắng vào buổi sáng và buổi trưa, nên ăn hàng ngày để vị thuốc phát huy công hiệu.

An thần, điều trị mất ngủ, bổ máu, hạ cholesterol

Chuẩn bị: Lá tươi 1 nắm lớn.

Thực hiện: Luộc hoặc nấu canh như một loại rau xanh ăn hàng ngày.

Lưu ý:

Không nhầm lẫn cây bầu đất với cây mật gấu cho lá (Bởi nhiều nơi còn gọi cây kim thất tai là cây mật gấu). Đặc điểm dễ dàng xác định sự khác nhau giữa hai cây đó là, cây mật gấu cho lá là loại cây thảo lớn, có thể cao tới 3 mét, lá lớn hơn nhiều so với lá kim bầu đất.

Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer