Chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến giáp như thế nào?

Hiện nay tình trạng ung thư biểu mô tuyến giáp (tạm gọi là ung thư tuyến giáp – UTTG) rất phổ biến ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, tỷ lệ bị u tuyến giáp rất cao trong cộng đồng, chiếm tới khoảng 65% dân số, trong đó UTTG chiếm tới 1% trong tổng số các trường hợp bị u tuyến giáp.
05/10/2022 08:59

UTTG được phân loại từ nguồn gốc tế bào u như tế bào biểu mô tuyến giáp và từ mô đệm như mô liên kết, tế bào thần kinh, mạch máu… Nhưng phần lớn chúng ta đang gặp hàng ngày là ung thư bắt nguồn từ tế bào biểu mô tuyến giáp hay gọi tắt là tế bào tuyến giáp; phần còn lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Trong số các trường hợp bị UTTG, hay gặp nhất là ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú (KGN) chiếm tới 80% các trường hợp bị ung thư.

Chẩn đoán ung thư tuyến giáp như thế nào?

Trường hợp không may bạn bị u tuyến giáp hoặc nghi ngờ u tuyến giáp cần đến ngay các cơ sở y tế có khả năng để đánh giá tổn thương là lành tính hay ác tính?

221003-4-1-094036-031022-18

Cần phối hợp nhiều loại xét nghiệm để chẩn đoán bệnh như xét nghiệm máu, siêu âm, chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI)… Trong đó phương pháp chẩn đoán đơn giản nhất là siêu âm, đây là biện pháp can thiệp không xâm lấn, dễ áp dụng, chi phí thấp và giá trị chẩn đoán cao. Sau khi siêu âm, nếu tổn thương có nghi ngờ ác tính sẽ được chọc hút tế bào để chẩn đoán bước tiếp theo và được gọi là xét nghiệm tế bào học tuyến giáp.

Cách điều trị ung thư tuyến giáp

Khi được chẩn đoán tế bào học là nghi ngờ hoặc xác định UTTG, người bệnh không nên quá lo lắng, điều trị UTTG có các khả năng sau:

- Chỉ cắt bỏ thùy và eo tuyến giáp bị ung thư:

Nếu khối u có đường kính dưới 1cm, thậm chí là dưới 1,5cm ở một thùy (một bên) của tuyến giáp, u ở eo tuyến giáp có đường kính dưới 1cm, khi phẫu thuật, khối u chưa xâm lấn nhiều vào vỏ bao tuyến giáp hoặc các cơ quan lân cận, cũng như chưa di căn hạch (tạm hiểu là chưa di căn), đồng thời bên còn lại của tuyến giáp không có tổn thương khác kèm theo thì các bác sĩ sẽ chỉ cắt một thùy tuyến giáp của bệnh nhân.

Vi ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú, bệnh nhân chỉ phải cắt 01 thùy tuyến giáp bị ung thư và bảo tồn thùy đối diện

Bệnh nhân vẫn còn thùy tuyến giáp còn lại có thể hoạt động bù đắp cho thùy đã cắt đi mà không ảnh hưởng gì đến chức năng của tuyến giáp. Sau đó, bệnh nhân được theo dõi một thời gian nữa, nếu không có diễn biến bất thường thì được coi là khỏi bệnh. Phương pháp này gần như không để lại di chứng, không phải điều trị bằng iod phóng xạ sau phẫu thuật.

Cắt toàn bộ tuyến giáp nhưng không cần điều trị iod phóng xạ

Nếu khối u có kích thước lớn hoặc bị cả ở 2 bên thùy tuyến giáp có xâm nhập tối thiểu vỏ bao tuyến giáp, nhưng chưa xâm lấn ra cơ quan lân cận và chưa di căn hạch cổ thì phẫu thuật viên sẽ cân nhắc cắt toàn bộ tuyến giáp và nạo vét hạch cổ (nếu có).

Bệnh nhân sẽ được đánh giá sau phẫu thuật và được uống bổ sung hormon tuyến giáp thay thế. Những trường hợp này có khả năng không cần phải điều trị iod phóng xạ sau mổ, tuy nhiên cân nhắc việc điều trị bằng iod phóng xạ sẽ được đánh giá chi tiết bởi các bác sĩ chuyên khoa về Y học hạt nhân và phóng xạ như việc các tế bào UTTG còn sót lại hay không, đã di căn xa hay chưa…?

TS. BS Nguyễn Văn Đề - Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

comment Bình luận

largeer