Chắp mắt tái phát nhiều lần: Nguyên nhân và cách chữa trị

Cùng là bệnh xuất hiện ở bờ mi mắt nên chắp mắt dễ bị nhầm lẫn với lẹo. Do đó cần xác định đúng để điều trị bệnh hiệu quả hơn và tránh tái phát nhiều lần.
23/11/2022 14:37

Chắp là sự tắc nghẽn không nhiễm trùng của tuyến meibomius gây ra sự thoát quản lipid gây kích thích mô mềm ở mi mắt dẫn tới phản ứng viêm dạng u hạt thứ phát.

Lẹo là một ổ sưng tấy cấp tính, cục bộ của mí mắt có thể là bên ngoài hoặc bên trong và thường là nhiễm khuẩn sinh mủ (thường là staphylococcal) hoặc áp xe.

Dù không quá nguy hiểm nhưng chắp mắt gây khó chịu về mặt chức năng cho người bệnh, với các triệu chứng như: Sưng mắt, đau, đỏ mắt, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt. Sau vài ngày, chắp xẹp lại chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt hình thành một khối màu đỏ - xám dưới kết mạc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tại sao chắp mắt dễ tái phát nhiều lần?

Chắp ở mi thường nằm sâu trong sụn nên cần chích để loại bỏ chắp. Tuy nhiên nếu các chất nhầy và mủ không được nạo sạch hoàn toàn sẽ gây ra tình trạng tái phát chắp nhiều lần.

Bất kỳ ai cũng đều có khả năng gặp phải tình trạng chắp mắt nhưng nguy cơ sẽ tăng lên với những người dưới đây. Bởi dịch mắt meibum trong tuyến nhờn Meibommian ở bờ mi của những người có các vấn đề sức khỏe dưới thường đặc hơn, khiến tuyến này dễ bị tắc:

- Đã từng bị chắp mắt trước đây.

- Có một số vấn đề da, như mụn trứng cá hay viêm da tiết bã hay có bệnh da liễu như chàm (eczema).

- Bị viêm bờ mi.

- Những người mắc bệnh toàn thân khác như đái tháo đường.

Để tránh chắp mắt tái phát nhiều lần, khi có dấu hiệu của chắp hay lẹo mắt bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị chính xác bệnh. Đối với những mụn chắp lớn, bác sĩ sẽ thực hiện chích chắp để loại bỏ sạch các chất nhầy bên trong.

Lưu ý, tuyệt đối không tự ý nặn mủ hoặc tra thuốc bừa bãi.

Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2

comment Bình luận

largeer