Châu Âu: Đối phó đợt lây nhiễm mới khiến người chưa tiêm vaccine COVID-19 trở thành “tiêu điểm”

Châu Âu một lần nữa trở thành “tâm chấn” đại dịch COVID-19, nhưng lần này cách tiếp cận chống dịch của họ đã đổi hướng.
17/11/2021 16:18

Một số quốc gia đang bắt đầu tái áp đặt các biện pháp hạn chế và cảnh báo về tình trạng gia tăng lây nhiễm, trong đó những công dân chưa tiêm chủng trở thành đối tượng bị hạn chế nghiêm ngặt hơn cả.

Mới đây, Đức - Đầu tàu châu Âu đã mở đường cho các hạn chế chặt chẽ hơn đối với những người dân đủ điều kiện nhưng không chọn tiêm vaccine ngừa COVID-19. Hôm 16/11, nước này ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh trong bảy ngày qua là 312/100.000 người, với một số khu vực là hơn 1.000.

20

 Khách vào một cửa hàng tại Đức phải đưa ra chứng nhận tiêm vaccine

Theo The Guardian, với chưa đến 70% dân số được tiêm chủng đầy đủ, Đức tụt hậu đáng kể so với các nước châu Âu khác như Italia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Sự lây lan của biến thể Delta, sự gia tăng hoạt động chung, việc quay trở lại nơi làm việc và triển khai các liều tăng cường bị đình trệ - vốn được khuyến nghị sáu tháng sau lần tiêm thứ hai, được cho là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số ca nhiễm lớn chưa từng thấy tại quốc gia này.

Bang Sachsen, nơi có 85% số giường ICU do bệnh nhân COVID-19 chiếm giữ, trở thành nơi mới nhất áp dụng “quy tắc 2G”  trong tất cả các cửa hàng và cơ sở không thiết yếu, nghĩa là chỉ những người có thể chứng minh họ đã được tiêm chủng hoặc đã khỏi bệnh. 2G là một tham chiếu đến các từ tiếng Đức cho việc tiêm chủng và phục hồi (geimpft và genesen). Những người chưa được tiêm phòng sẽ không được phép vào tất cả các cơ sở và sự kiện không thiết yếu bao gồm các trận đấu bóng đá và chợ Giáng sinh. Thủ đô Berlin cũng đang trên đường đưa ra các quy tắc tương tự.

19

 Giấy chứng nhận vaccine COVID-19 ở Áo

Trước đó, Áo là quốc gia châu Âu đầu tiên áp dụng những quy tắc này. Theo đó, những người chưa được tiêm phòng từ 12 tuổi trở lên ở các bang Thượng Áo và Salzburg chỉ có thể rời khỏi nhà trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như đi làm hoặc mua thực phẩm.

Cảnh sát có thể kiểm tra tại chỗ ngẫu nhiên đối với các cá nhân và có quyền phạt lên tới 400 Euro. Áo có tỷ lệ mắc khoảng 850 trường hợp trên 100.000 dân. Hiện, khoảng 65% dân số Áo được tiêm phòng đầy đủ, một trong những tỷ lệ thấp nhất ở Tây Âu. Trong khi đó, tỷ lệ lây nhiễm trong 7 ngày qua ở nước này là hơn 800 ca trên 100.000 người - một trong những con số cao nhất ở Châu Âu. Quy định mới của Áo ước tính sẽ ảnh hưởng đến khoảng 2 triệu người chưa tiêm vaccine COVID-19.

Tại Hà Lan đã áp dụng biện pháp ''phong tỏa nhẹ'' nhằm giảm bớt tiếp xúc xã hội, đối phó với tình trạng gia tăng mạnh các ca lây nhiễm. Các nhà hàng và cửa hiệu phải đóng cửa sớm, khán giả không được phép tham dự sự kiện thể thao.

Khoảng 84% người trưởng thành ở Hà Lan đã được tiêm phòng COVID-19 đầy đủ. Hầu hết bệnh nhân COVID-19 tại các bệnh viện Hà Lan đều là người chưa tiêm chủng.

Tại một số quốc gia Đông Âu, tỉ lệ tiêm chủng vaccine COVID-19 ghi nhận thấp hơn đáng kể.Latvia, nơi 59% dân số được tiêm chủng đầy đủ, đã tái áp đặt lệnh cấm vào tháng 10 đồng thời các nhà lập pháp không tiêm chủng vaccine bị cấm không được bỏ phiếu và tham gia các cuộc tranh luận cho đến giữa năm 2022. Lương của họ cũng sẽ bị điều chỉnh.

Ở Nga, theo Our World In Data, chỉ có khoảng 35% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Vào cuối tháng 10, Moscow đã đóng cửa cửa hàng, nhà hàng trong khi trường học đóng cửa một phần. Người lao động được nghỉ lễ có lương 9 ngày để hạn chế tình trạng lây nhiễm.

Theo KTVĐT

comment Bình luận

largeer