Cholesterol thấp có ảnh hưởng gì?

Nồng độ cholesterol cao có liên quan đến nhiều căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng.
15/11/2020 15:14

Nhiều người thường xuyên kiểm tra mức cholesterol để đảm bảo rằng nó không tăng quá cao. Nhưng chúng ta có thể đã bỏ qua mặt khác của cholesterol - Có thể có mức cholesterol quá thấp? Cholesterol quá thấp có hại cho sức khỏe không?

Có thể cholesterol quá thấp?

Không có định nghĩa chính xác về mức cholesterol thấp, giới hạn của nó tùy thuộc vào giới tính, chủng tộc, độ tuổi từng người.

Tuy nhiên, mức cholesterol toàn phần bình thường nên dưới 200mg mỗi deciliter máu; mức lipoprotein mật độ thấp (LDL) tối ưu nên dưới 100mg mỗi deciliter máu và lipoprotein mật độ cao (HDL) nên ở mức 60mg mỗi deciliter máu hoặc cao hơn. LDL có thể được coi là quá thấp khi lượng dưới 40mg cho mỗi deciliter máu.

Cholesterol thực sự là một thành phần thiết yếu trong hệ thống sinh học. Là hợp chất được sử dụng trong sản xuất tế bào não và trong quá trình chuyển hóa hormon giới tính, vitamin D, axit mật và hormon chống căng thẳng.

Cholesterol cũng liên quan đến dẫn truyền xung thần kinh và sửa chữa các mạch máu bị hư hỏng. Ngoài ra, nó chống lại nhiễm trùng bằng cách liên kết và vô hiệu hóa các loại vi khuẩn khác nhau. Nó cũng rất cần thiết cho việc chuyển các axit béo, vitamin hòa tan như A, E, D, K và coenzyme Q10.

Cholesterol thấp có ảnh hưởng gì? - Ảnh 1.

 

Quả bơ tốt cho sức khỏe và có tác dụng điều chỉnh nồng độ cholesterol.

Câu hỏi đặt ra là nồng độ cholesterol có thể quá thấp hay không? Và câu trả lời là: Không- Khi mức cholesterol quá thấp, kéo dài có rất nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của cơ thể, bao gồm:

Nguy cơ đột quỵ xuất huyết cao hơn xảy ra khi mạch máu vỡ và chảy máu trong não;

Chứng mất trí nhớ và suy giảm trí nhớ;

Tăng nguy cơ ung thư máu và nhiễm trùng huyết;

Tăng nguy cơ mắc cúm nặng, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng da;

Nguy cơ tử vong cao hơn do nhiễm trùng đường tiêu hóa và đường hô hấp;

Tăng nguy cơ lo lắng và trầm cảm;

Xu hướng tự sát;

Hành vi bạo lực và hiếu chiến gia tăng;

Tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson và ung thư;

Nguy cơ con cân nặng khi sinh thấp hoặc sinh non nếu cholesterol của mẹ quá thấp trong thai kỳ.

Nguyên nhân gây ra cholesterol thấp?

Các nguyên nhân có thể gây ra mức cholesterol thấp bao gồm:

Di truyền và điều này là phổ biến ở trẻ em dưới 1 tuổi; Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc cường giáp; Suy thượng thận; Bệnh gan; Suy dinh dưỡng; Hấp thu kém; Thiếu mangan; Bệnh bạch cầu; Chế độ ăn uống ít chất béo.

Cách cải thiện mức cholesterol

Chưa có thuốc nào để tăng cholesterol toàn phần. Có thể sử dụng thuốc statin để gia tăng nồng độ HDL. Điều quan trọng cần lưu ý là thuốc statin có thể có những tác dụng phụ không mong muốn, do vậy thuốc và liều cần được điều chỉnh cho phù hợp từng cá nhân. Khi sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng bởi mức cholesterol thấp, thuốc chống trầm cảm có thể được khuyến nghị sử dụng. Bên cạnh các loại thuốc, tốt nhất vẫn là thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để điều chỉnh nồng độ cholesterol. Ngay cả như thế, điều này cũng nên là quyết định dưới sự trao đổi kỹ càng với bác sĩ.

Một số thực phẩm sau đây có thể tham khảo để bổ sung cho sự cân bằng cholesterol của bạn:

Dầu ô liu: Trong dầu ô liu, các nhà khoa học tìm thấy một chất béo có lợi cho sức khỏe tim mạch. Dầu ô liu làm tăng HDL và làm giảm tác động xấu của LDL. Nhưng nên nhớ dầu ô liu nên sử dụng ở nhiệt độ thấp - bạn có thể sử dụng dầu trong trộn salad, chế biến nước sốt và thêm hương vị cho thực phẩm.

Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên hạt như các loại lúa mạch, yến mạch, gạo lức, các loại đậu nguyên hạt, bắp nguyên hạt, vừng nguyên hạt... giàu chất xơ và làm tăng mức độ HDL. Nên dùng ít nhất 2 phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày.

Cá béo: Axit béo omega-3 được tìm thấy trong cá rất quan trọng trong việc giảm mức LDL, trong khi tăng mức HDL. Có thể chọn cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá mòi...,và nên dùng tối thiểu 2 phần cá mỗi tuần.

Hạt chia: Hạt chia là một nguồn axit béo omega-3 và chất xơ thực vật tốt. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ hạt chia giúp tăng mức HDL và giảm LDL. Nên thêm hạt chia vào đồ ăn sáng, sữa chua, bột yến mạch hoặc sinh tố.

Quả bơ: Bơ là một trong những loại trái cây tốt nhất cho sức khỏe. Bơ chứa hàm lượng folate cao là chất béo không bão hòa đơn, nó giúp tăng mức HDL và giảm mức LDL, do đó làm giảm nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim. Hơn nữa, chúng có chất xơ giúp tiêu hóa tốt.

Rượu vang đỏ: Uống rượu vang đỏ trong chừng mực đã được chứng minh là làm tăng mức độ HDL. Ngoài ra, nó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch. Một lượng rượu vang đỏ vừa phải được định nghĩa là một ly mỗi ngày cho phụ nữ và hai ly cho nam giới.

Ngoài ra còn những cách khác để cải thiện nồng độ cholesterol của bạn:

Tập thể dục hàng ngày - Đây là một trong những cách quan trọng nhất để tăng mức HDL. Chỉ cần đi bộ nhanh trong 10 - 15 phút mỗi ngày cũng sẽ giúp tăng HDL.

Giảm cân - giúp giảm LDL và tăng HDL.

Duy trì hệ thống tiêu hóa tốt - Điều này rất cần thiết vì hệ vi sinh vật đường ruột ảnh hưởng đến mức cholesterol của bạn. Có thể dùng sữa chua và các thực phẩm giàu chế phẩm sinh học khác để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Theo SKĐS

comment Bình luận

largeer