Chồng không cho vợ về quê ngoại ăn Tết có thể bị phạt tiền 300 nghìn đồng, thậm chí ngồi tù

Càng cận Tết, chủ đề về quê ăn tết nhà ngoại lại được các chị em nội trợ bàn tán sôi nổi. Không ít người than thở vì lấy chồng nhiều năm rồi mà chưa bao giờ được về ngoại ăn Tết.
03/02/2021 09:11

Là dâu trưởng nên "bắt buộc" ăn Tết nhà nội

Chị Linh vợ anh Phong ở Giao Thủy, Nam Định chia sẻ, lấy chồng là con trưởng biết sẽ vất vả nhưng không ngờ cực đến thế. Mỗi dịp lễ tết là cỗ là bàn ê hề, mọi gia đình tụ tập ở nhà bố mẹ chồng Phong, ăn uống cả ngày. Mười năm về làm dâu trưởng, Ngọc sợ nhất là mỗi dịp tết đến, cô bận suốt từ 25 tết tới mồng 5 tết. Mẹ chồng Linh rất kỹ tính trong khoản cỗ bàn, mỗi ngày cúng ba bữa, sáng trưa chiều tối.

Hơn 8 năm lấy chồng chưa năm nào chị Linh được về nhà ăn tết với bố mẹ đẻ, năm nào cô cũng phải thu xếp công việc, để về thăm bố mẹ trước ngày 20 tết. Ở được hai hôm rồi cô lại phải thu xếp về nhà chồng. 

Cũng nhiều lần, chị đề nghị với chồng để được về nhà ngoại ăn Tết mà chồng nói thẳng "đã là dâu trưởng nên bắt buộc phải ăn tết nhà nội". 

Cũng giống như hoàn cảnh nhà chị Linh, chị Yến ở Quảng Ninh rầu rĩ kể: "Năm nay mới sinh con xong muốn về ngoại ăn Tết lắm mà chồng cứ khăng khăng bắt về nội. Ở nhà nội thì điều kiện nhà cửa chật hẹp, sinh hoạt bất tiện nên mình ngại về lắm. Không những thế, phong tục ở đấy còn ăn uống từ 30 đến mồng 4 chưa hết, nhiều lúc nghĩ cũng nản".

"Chồng tôi là con trai duy nhất trong nhà, lại là trưởng họ. Ngay từ đầu, tôi cũng xác định mình là dâu trưởng nên công việc sẽ bận rộn hơn nhưng chưa bao giờ nghĩ đến mức 12 năm làm dâu, chẳng năm nào được về ngoại đón Tết.

Một hai năm đầu là dâu mới nên không nói làm gì. Tôi ở nhà giúp đỡ ông bà làm cơm nước tiếp khách, vừa cho quen việc, vừa để ra mắt họ hàng. Nhưng suốt mười năm sau, cả nhà coi việc đó là điều hiển nhiên, hễ tôi nói Tết cho tụi nhóc về thăm ông bà ngoại là mọi người sẽ gạt đi ngay", chị Mai Phương, Bắc Ninh tâm sự.

a7_EAQN

Hành vi cấm vợ về quê ngoại ăn Tết có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự

Luật sư Trần Huy Tuấn, Đoàn luật sư TP HCM đưa ra quan điểm về hành vi chồng cấm vợ về quê ăn Tết nhà ngoại: 

"Tất cả mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật; dù là vợ, hoặc chồng, hoặc bất kỳ công dân nào, ở bất kỳ mối quan hệ nào (kể cả ruột thịt) đều có quyền cá nhân và được pháp luật bảo vệ. Vì thế, việc người chồng cấm vợ về quê ăn Tết (và ngược lại) không chỉ thể hiện sự độc tài, gia trưởng, ích kỷ... mà còn vi phạm nghiêm trọng quyền công dân, quyền bình đẳng".

Theo luật sư Tuấn, hiện nay, các quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hôn nhân và gia đình được áp dụng theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Cụ thể, theo Luật Hôn nhân và gia đình quy định, đối với hành vi cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng - 300.000 đồng.

Theo đó, nếu người chồng có hành vi cấm đoán, ngăn cản vợ về thăm bố mẹ đẻ, kể cả trong dịp Tết nhằm gây áp lực tâm lý thường xuyên đối với người vợ sẽ chịu mức phạt nêu trên.

Ngược lại, nếu vợ cấm đoán chồng gặp gỡ người thân, bạn bè cũng với mục đích gây áp lực tâm lý đến người chồng thì cũng sẽ chịu mức phạt tương tự.

Cụ thể điều 185 quy định như sau:

Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo

Ngoài ra, Luật sư Trần Huy Tuấn cũng chia sẻ, hiện nay quan niệm về quê ngoại ăn tết đã trở nên cực kỳ thoáng, thậm chí được coi là tư tưởng tiến bộ được nhiều người ủng hộ. Do đó, dù vợ hay chồng đều nên cảm thông và chia sẻ với nhau, sắp xếp công việc hợp lý để có kỳ nghỉ Tết vui vẻ, đầm ấm, tránh tối đa những xung đột, va chạm cần đến pháp luật giải quyết. Vì thực tế, dù có đưa ra quy định xử phạt đối với hành vi ngăn cản vợ về quê ăn Tết nhưng rất ít người vợ nào đứng lên tố cáo chồng, bực bội đến mấy nhưng họ cũng không muốn thanh danh chồng mình bị tổn hại cũng như tự dưng mang tiền của nhà đi nộp phạt cho nhà nước.

Phạm Huyền (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer