Chụp CT toàn thân tăng nguy cơ ung thư máu?
Bác sĩ Dương Tấn Khánh – Bác sĩ học nội trú năm thứ 3 tại Dallas, Texas, Mỹ - cho biết mọi người đang sợ bệnh ung thư như sợ "ngáo ộp". Tại Việt Nam đang có những quan điểm sai lầm về sàng lọc ung thư.
Bác sĩ Khánh chỉ ra 3 quan điểm hay gặp nhất hiện nay
Thứ nhất, 1 xét nghiệm sàng lọc được tất cả bệnh
BS Khánh cho biết, trước đây, khi còn ở Việt Nam, bác sĩ thường xuyên gặp nhiều bệnh nhân đến khám xin kiểm tra toàn diện để xem trong người có gì không? Đứng trước những lời đề nghị từ bệnh nhân, với bác sĩ Khánh đây là yêu cầu khó thực hiện bởi sàng lọc ung thư rất phức tạp. Mỗi bệnh ung thư cần 1 cách sàng lọc khác nhau.
Có bệnh ung thư để sàng lọc cần lấy máu, có bệnh cần phải thực hiện xâm nhập, có bệnh cần chẩn đoán hình ảnh, có bệnh giải phẫu tế bào học… Bác sĩ Khánh cho rằng không phải chỉ cần 1 biện pháp là có thể sàng lọc hết được ung thư ngay.
BS Dương Tấn Khánh
Vì vậy, các bác sĩ chỉ sàng lọc các bệnh ung thư hay gặp nhất tuỳ thuộc vào yếu tố nguy cơ như tuổi tác, giới tính, tiền sử gia đình. Một bệnh nhân cần sàng lọc ung thư họ sẽ được tư vấn để sàng lọc 1 bệnh ung thư có nguy cơ nhiều nhất mà không phải sàng lọc cả chục bệnh.
Ví dụ: Một bệnh nhân nữ 60 tuổi có thể sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng… còn các ung thư khác hiếm gặp ít phải sàng lọc hơn.
Nhưng một nam giới 30 tuổi khoẻ mạnh, không hút thuốc, không có tiền sử bệnh gì sẽ khác. Trong trường hợp này bác sĩ Khánh cho rằng không sàng lọc ung thư cho họ vì nguy cơ bị ung thư ít thay vì sàng lọc nên tư vấn cho bệnh nhân ăn uống lành mạnh, thể dục…
Thứ hai, quan điểm về sàng lọc ung thư bằng CT scan
Bác sĩ Khánh cho biết người quen của mình cũng từng chia sẻ cứ 6 tháng 1 lần đi chụp CT toàn thân để sàng lọc ung thư. Đây là quan điểm sai lầm. Vì CT scan không phải là cách sàng lọc ung thư. Thậm chí, sử dụng CT đa lát cắt toàn thân như một số phòng khám ở Việt Nam quảng cáo là sai hoàn toàn.
Theo BS Khánh việc tầm soát ung thư để phát hiện ở giai đoạn sớm, tiền ung thư để loại bỏ tế bào ác tính. Tuy nhiên, những tổn thương này khó thấy trên CT scan. Hiện nay, ngoài ung thư phổi, CT scan không được khuyến cáo tầm soát ung thư nào.
Ngoài không có tác dụng, CT scan là xét nghiệm hình ảnh chủ yếu sử dụng tia X để tái tạo hình ảnh bên trong cơ thể. Khi chụp CT mức độ phơi nhiễm phóng xạ tăng lên.
Ví dụ chụp Xquang ngực thì tương đương với 2,4 ngày bức xạ nền (tương đương với nền bức xạ nền tự nhiên trên trái đất). Nếu CT scan sọ não - mức độ nhiễm xạ khoảng 100 lần Xquang ngực tương đương 8 tháng phơi nhiễm bức xạ nền tự nhiên.
CT không sàng lọc được ung thư sớm trừ ung thư phổi
Còn CT ổ bụng - tương đương với 400 lần Xquang ngực tương đương với 2,7 năm bức xạ nền.
CT mạch máu - bức xạ tương đương với 4 năm phơi nhiễm bức xạ nền tự nhiên.
"Chưa kể một số trường hợp bác sĩ có chỉ định CT có thuốc cản quang hoặc không có thuốc cản quang đều có nguy cơ có hại cho sức khoẻ" - bác sĩ Khánh nói.
Nếu một người năm nào cũng đi chụp CT scan thì mức độ phóng xạ sẽ rất lớn. Phơi nhiễm nhiều phóng xạ lại là yếu tố tăng nguy cơ ung thư như ung thư giáp, ung thư máu. Quan điểm chụp CT sàng lọc ung thư cuối cùng chưa sàng lọc được ung thư lại có nguy cơ phơi nhiễm yếu tố mắc bệnh hơn.
Thứ ba, quan điểm kết quả bất thường là mắc ung thư
Bác sĩ Khánh cho biết nếu kết quả xét nghiệm tầm soát sớm ung thư bất thường không có nghĩa bạn sẽ bị ung thư. Ngược lại, kết quả sàng lọc bình thường cũng không chắc bạn không bị ung thư.
Chẩn đoán ung thư là chẩn đoán phức tạp, chuyên sâu. Khi có kết quả sàng lọc bất thường cần làm các xét nghiệm khác để loại trừ hoặc khẳng định ung thư.
Thứ tư, quan điểm sàng lọc 1 lần
Khi sàng lọc không bị ung thư không có nghĩa 2-3 năm tới bạn sẽ không bị ung thư. BS Khánh cho biết tuỳ từng loại ung thư sẽ phải sàng lọc liên tục. Sàng lọc ung thư tốt nhất sàng lọc đến khi việc sàng lọc không mang lại lợi ích cho người bệnh nữa.
Ví dụ, bệnh nhân 60 tuổi bị suy thận, bệnh tim thì không cần sàng lọc ung thư. Nhưng trường hợp khác 75 tuổi không có bệnh lý nền, bác sĩ vẫn tư vấn cần sàng lọc ung thư. Trong các khuyến cáo sàng lọc ung thư thường đưa ra độ tuổi tối đa để sàng lọc ung thư nhưng số tuổi này chỉ là tương đối và tuỳ vào từng người để có chỉ định sàng lọc.
Theo PLBĐ
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm