Chuyên gia đề xuất 5 giải pháp giúp Hà Nội phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả

PGS. TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương (nơi đang phối hợp hỗ trợ hiệu quả quận Ba Đình trong công tác điều trị F0 tại nhà) đã đưa ra 5 giải pháp giúp Hà Nội phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả.
19/01/2022 15:07

Tại phiên họp của Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 Hà Nội sáng ngày 19/1, Sở Y tế cho biết, từ 13/1/2022 đến 12h00 ngày 18/1/2022) Hà Nội ghi nhận: 16.765 ca mắc (tại Hà Nội 16.762 trường hợp, 3 trường hợp nhập cảnh), 82 trường hợp tử vong; trung bình ghi nhận 2.941 ca bệnh/ngày, cao hơn so với kỳ báo cáo trước (trung bình 2.836 ca/ngày).

xet-nghiem-covid-1638025056207795125227-16413821260551701936659-47-0-460-660-crop-16413821389161873403661

(Ảnh minh họa)

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến 12h00 ngày 18/1/2022), Hà Nội ghi nhận 96.688 ca mắc, trong đó: ghi nhận 96.559 ca bệnh tại Hà Nội, 129 trường hợp nhập cảnh. Cộng dồn đến 12h00 ngày 18.1.2022, Hà Nội đã ghi nhận 96.928 ca mắc (tại Hà Nội 96.757 trường hợp, 229 trường hợp nhập cảnh), 376 trường hợp tử vong (0,39%).

Trung bình Hà Nội ghi nhận 2.941 ca/ngày, tăng so với kỳ trước, số lượng ca mắc đang có xu hướng tăng như đã được nhận định và có nguy cơ tiếp tục gia tăng trong thời gian tiếp theo.

Đáng chú ý, theo Sở Y tế Hà Nội đã ghi nhận 1 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron là người nhập cảnh vào Việt Nam đã được cách ly, như vậy nguy cơ biến chủng mới xâm nhập là rất lớn.

Tại phiên họp, PGS. TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương (nơi đang phối hợp hỗ trợ hiệu quả quận Ba Đình trong công tác điều trị F0 tại nhà) cho rằng, hiện nay cần xác định rõ mục tiêu “3 không”: không lây nhiễm; nếu nhiễm không chuyển nặng; nếu chuyển nặng không tử vong). Nếu làm được thì COVID-19 sẽ không còn là đại dịch.

Để thực hiện được “3 không”, PGS. TS Nguyễn Viết Nhung, đề xuất 5 giải pháp cụ thể.

Giải pháp đầu tiên là phải giảm lây nhiễm. Để làm được điều đó, ông Nhung đề nghị cần tuyên truyền sâu rộng và thân thiện lắm sao để người dân chủ động thực hiện 5k và nhận thức rõ đây là biện phạm kiềm chế được lây nhiễm. Bên cạnh đó, là khai báo đầy đủ.

"Tôi cũng đề nghị không sử dụng thuật ngữ F0, F1 bởi nay không còn phù hợp. Chuyển sang khái niệm người nhiễm, người tiếp xúc gần, người có nguy cơ nhiễm", GS Nhung kiến nghị.

Người dân cũng cần chủ động đánh giá nguy cơ: chủ động xét nghiệm, chủ động khai báo. Chủ động khai báo sớm, áp dụng cách ly kịp thời sẽ giảm số lây nhiễm.

Thứ hai, ông Nhung khẳng định vai trò công cụ quan trọng hiện nay là vaccine và thuốc kháng virus.

"Báo cáo không chỉ có số % dân số trên 18 tuổi được tiêm mà phải có cả số dân trên 50 tuổi, 65 tuổi được tiêm, người có bệnh nền được tiêm. Mục tiêu không có bệnh nhân chuyển nặng cần tập trung chủ yếu trong nhóm nguy cơ cao nhất.

Chúng tôi khuyến cáo người trên 50 tuổi, có bệnh nền phải được tiêm đủ 3 mũi. Việc này cần đi từng ngõ, gõ từng nhà, có danh sách cụ thể. Bệnh viện Phổi sẽ đồng hành, kêu gọi các bệnh viện khác tham gia để tiêm đủ cho người này", GS Nhung nói.

Thứ ba là là chăm sóc kịp thời người nhiễm tại cơ sở; đồng thời tăng cường trạm y tế lưu động cấp phường, xã để giảm tải.

Thứ tư là kịp thời đưa các ca chuyển nặng tới bệnh viện. Để làm được điều đó, ông Nhung cho rằng phải có sự điều phối, sơ đồ hóa để chuyển người bệnh chuyển nặng khi cần thiết.

Cuối cùng là phải tăng cường năng lực của các bệnh viện trong công tác khám, chữa bệnh cho các bệnh nhân COVID-19.

Đồng tình với những ý kiến xác đáng này, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, thành phố cũng đang hướng tới mục tiêu “3 không” và đang tháo gỡ từng phần việc; có các quy trình dựa trên ứng dụng và nền tảng các phần mềm quản lý F0 hiện nay.

Theo Lao động

comment Bình luận

largeer