Chuyên gia khuyến cáo cách phòng ngừa cảm lạnh vào mùa đông

Trung bình, người lớn bị cảm lạnh hơn 150 lần trong đời. Và nếu bạn không có hệ thống miễn dịch và bị cảm lạnh, nhiễm trùng sẽ nhanh chóng lan sâu vào phổi của bạn. Vậy làm sao để phòng ngừa căn bệnh này?
19/12/2022 10:54

Triệu chứng khi mắc cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do một số loài virus khác nhau gây ra. Các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thường xuất hiện từ 1-3 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau đối với mỗi người.

Empty

Chuyên gia khuyến cáo cách phòng ngừa cảm lạnh vào mùa đông (Ảnh minh họa)

Các triệu chứng thường gặp nhất, bao gồm: 

Sổ mũi hoặc nghẹt mũi kèm hắt xì

Ớn lạnh, sốt

Ho, tức ngực, đau họng, ngứa họng

Nhức đầu

Cơ thể cảm thấy đau nhức nhẹ

Đau cơ

Chảy nước mắt

Ăn không ngon, mất vị giác

Khó chịu trong người, cảm giác áp lực trong tai, trên mặt

Khó thở

Empty

Các triệu chứng cảm lạnh thường gặp (Ảnh minh họa)

Các triệu chứng cảm lạnh này thường kéo dài từ 3-7 ngày. Giai đoạn bệnh dễ gây lây nhiễm nhất là trong 3 ngày đầu hoặc tuần đầu tiên bị bệnh. Bệnh thường tự khỏi mà không cần sử dụng các thuốc điều trị đặc biệt.

Nếu cần điều trị chủ yếu là tập trung vào các triệu chứng của bệnh. Tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc xịt giúp thông mũi, thuốc ho làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh.

Các biến chứng hay gặp của cảm lạnh

- Nhiễm trùng tai cấp tính (viêm tai giữa): Điều này xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ.

- Bệnh hen suyễn: Cảm lạnh có thể kích hoạt các cơn hen suyễn.

- Viêm xoang cấp tính: Ở người lớn hoặc trẻ em, cảm lạnh thông thường không giải quyết được có thể dẫn đến viêm và nhiễm trùng xoang.

- Các bệnh nhiễm trùng thứ phát khác: viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm phổi và viêm tiểu phế quản ở trẻ em.

Cách phòng ngừa bệnh cảm lạnh

Để tránh cảm lạnh cần hình thành các thói quen sau:

Empty

Để tránh cảm lạnh cần hình thành các thói quen tốt (Ảnh minh họa)

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng

- Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng khi tay chưa rửa sạch

- Tập thể dục, thể thao, rèn luyện thân thể hàng ngày, đi bộ thường xuyên

- Vận động, làm nóng cơ thể trước khi đi ra ngoài trong mùa đông lạnh giá

- Hít thở không khí trong lành, tập thở đúng cách

- Mặc quần áo đủ ấm trong mùa lạnh, tránh mặc phong phanh khi đi ra ngoài trời lạnh

- Thường xuyên giữ ấm hai bàn chân

- Tránh tiếp xúc với những người đang bị bệnh đường hô hấp

- Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, đủ chiếu sáng tự nhiên, thường xuyên thông khí phòng ngủ, phòng làm việc, văn phòng,

- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ban mai, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi.

- Không hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

comment Bình luận

largeer