Chuyên gia khuyến cáo gì khi mặc trang phục bảo hộ trong thời tiết nắng nóng 40 độ?

Trong điều kiện nắng nóng 39-40 độ C, nhân viên y tế vẫn phải mặc trang phục bảo hộ kín mít… là một trong những thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, lây lan nhanh nên việc phòng hộ là rất cần thiết và bắt buộc. Đây là biện pháp chống lây nhiễm đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, lực lượng lấy mẫu...
02/06/2021 10:58

Thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài tại Bắc Giang, Bắc Ninh và một số tỉnh thành lân cận khiến đội ngũ nhân viên y tế, đặc biệt là các lực lượng y tế thực hiện nhiệm vụ ở ngoài trời phải mặc quần áo bảo hộ theo đúng quy định phòng dịch là một trong những thách thức không nhỏ...

Empty

COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, lây lan nhanh nên việc phòng hộ là rất cần thiết và bắt buộc. Đây là biện pháp chống lây nhiễm đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, lực lượng lấy mẫu

Có một số ý kiến đề xuất với lực lượng đi lấy mẫu không nhất thiết phải mặc đồ phòng hộ kín mít mà chủ yếu là khẩu trang N95, kính che mặt, găng tay…

Về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng Bộ Y cho biết, COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, lây lan nhanh nên việc phòng hộ là rất cần thiết và bắt buộc. Đây là biện pháp chống lây nhiễm đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, lực lượng lấy mẫu.

Empty

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ chống dịch tại Bắc Giang động viên các lực lượng y tế tham gia chống dịch COVID-19 tại Bắc Giang (Ảnh:BYT)

Tuy nhiên, thời tiết những ngày qua nắng nóng, khiến việc mặc những bộ đồ bảo hộ như vậy gây ra nhiều khó khăn.  Bộ Y tế cũng đang nghiên cứu xem như thế nào cho phù hợp căn cứ trên các vấn đề về đảm bảo an toàn sinh học quốc tế. 

"Ngoài ra, có thể phải thay đổi, nhân viên y tế không nên làm việc quá nhiều giờ, nếu mệt quá thì cần xin nghỉ để đổi người. Bên cạnh đó, vấn đề cung cấp nước hoa quả, nước bù điện giải… cũng quan trọng để vừa đảm bảo lực lượng lấy mẫu làm tốt công tác chống dịch vừa đảm bảo sức khỏe"- PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

Chia sẻ về vấn đề này trước đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ chống dịch tại Bắc Giang cho biết, trong cuộc chiến với dịch bệnh tại Bắc Giang lần này, vấn đề khiến Bộ phận thường trực của Bộ Y tế rất lo lắng là việc đảm bảo sức khỏe và an toàn cho lực lượng nhân viên y tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.Do đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo yêu cầu tất cả các đoàn công tác phải đảm bảo sức khỏe bằng việc tăng cường bồi dưỡng về mặt dinh dưỡng, thời gian lấy mẫu bố trí hợp lý để ứng phó với thời tiết nắng nóng khắc nghiệt (buổi sáng từ sáng sớm tới 9h và buổi tối từ 19h tới 23h đêm hàng ngày).

Bên cạnh đó, các điểm lấy mẫu phải được bố trí ở vùng râm mát, có quạt, đầy đủ ánh sáng để các nhân viên y tế làm việc hiệu quả nhất.Về ý kiến cho rằng nhân viên lấy mẫu xét nghiệm không cần mặc trang phục bảo hộ kín mít, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho rằng tiêu chí an toàn cho những người lấy mẫu xét nghiệm phải đặt lên hàng đầu. Từ trước đến giờ, nhân viên y tế đi lấy mẫu đều được trang bị bộ đồ bảo hộ (PPE) để đảm bảo an toàn. "Các ý kiến cho rằng nhân viên lấy mẫu không cần thiết phải mặc trang phục kín mít như vậy, chúng tôi sẽ lưu ý và nghiên cứu. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, chúng ta bỏ trang phục bảo hộ sẽ mất vũ khí bảo vệ cho nhân viên y tế tham gia lấy mẫu xét nghiệm", Thứ trưởng Sơn khẳng định.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn thông tin thêm: Hiện Bộ Y tế đang giao các đơn vị liên quan nghiên cứu và cho thử nghiệm trang phục bảo hộ có khả năng hút khí từ bên ngoài vào giúp giảm nhiệt cơ thể, nếu thành công sẽ cho triển khai nhân rộng trong thời gian sớm nhất nhằm phục vụ cho công tác phòng chống dịch COVID-19. Hiện chưa có nghiên cứu kỹ nên không thể không đảm bảo an toàn bằng trang phục bảo hộ cho lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Thái Bình

comment Bình luận

largeer