Có thể mắc bệnh truyền nhiễm sau khi đi hát karaoke

Hát karaoke là một trong những phương thức giải trí của nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, nhiều căn bệnh nguy hiểm có thể ập đến với cơ thể nếu như hát karaoke không đúng thời điểm và dùng chung micro không đảm bảo vệ sinh.
22/03/2021 17:19

Hiện nay, hát karaoke trở thành thói quen, trào lưu của nhiều người, đặc biệt trong thời kỳ dịch COVID-19 diễn ra phức tạp, nhiều khu vực bị giãn cách nên phải nhốt mình trong nhà. Lúc này, hát karaoke trở thành cách thức giải trí hữu hiệu để khiến cuộc sống đỡ nhàm chán.

Việc hát karaoke quá nhiều nhưng không có biện pháp cách âm đảm bảo khiến âm thanh bị tràn ra ngoài, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của nhiều người xung quanh, thậm chí gây ô nhiễm tiếng ồn. Để tránh việc hát karaoke tràn lan, tại một số địa phương ở nước ta như TPHCM, Đà Nẵng đã lập hẳn một đội đặc nhiệm chống tiếng ồn, dẹp nạn "karaoke khủng bố" và tăn cường quản lý, xử phạt nạn này.

hat karaoke

Hình minh họa.

Liên quan đến việc hát karaoke, một thói quen khá nhiều người duy trì chính là đi hát sau các cuộc tụ tập ăn nhậu, sau khi trong người đã chếnh choáng hơi men. Nhưng đây là thói quen không tốt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Trả lời trên Zing, Thạc sĩ Lưu Liên Hương, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, ít người biết rằng điều này gây nhiều tác hại về sức khỏe.

Sau khi ăn no, thể tích dạ dày tăng, thành dạ dày mỏng đi, lưu lượng máu tăng lên. Lúc này, hành động hát karaoke sẽ càng khiến áp lực dạ dày tăng, dẫn đến tiêu hóa không tốt, nặng hơn là mắc các chứng về đường ruột, dạ dày.

Hơn nữa, nhiều người thích gào thét kịch liệt khi hát, nếu trước đó, đã uống rượu bia, cổ họng đang bị kích thích, việc khoe giọng sẽ khiến máu dồn về thanh quản và cổ họng, gây xung huyết hoặc viêm họng mạn tính, thậm chí có thể bị vỡ mạch máu não.

Trước đó, một người phụ nữ tại Trung Quốc đã bị vỡ mạch máu não do cố hát quá cao khi hát karaoke.  Theo Daily Mail, người phụ nữ họ Trương, 55 tuổi, sống ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc). Bà có buổi họp mặt với các thành viên gia đình tại một quán karaoke. Sau khi hát 2 bài liên tục, bà Trương hát tiếp bài thứ 3, một bài hát dân gian truyền thống của Trung Quốc với tông rất cao. Khi đang cố hát một đoạn tông cao vút, bà bỗng dưng nhận thấy cơn đau đầu đột ngột, sau đó là buồn nôn và ói mửa.

Bà được đưa ngay đến bệnh viện và các bác sĩ phát hiện một chỗ phình ở động mạch não có chiều dài 2,5 cm của bà đã bị vỡ.

karaoke-shutterstock_oeyg

Hình minh họa.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện nấm men và sự hiện diện của khuẩn Staphylococcus aureus - dòng khuẩn độc tính trong micro hát karaoke. Trong đó, khuẩn staphylococcus aureus là vi khuẩn gây nhiễm trùng cơ hội lây bệnh nguy hiểm, dễ lây lan khi sức đề kháng cơ thể yếu. Khi gặp da bị xước khuẩn này làm mủ gây nhiễm trùng trên da, qua đường miệng gây viêm loét miệng, loét họng.

Dùng chung micro hát còn có thể khiến lây nhiễm bệnh lậu. Bệnh lậu sẽ tấn công bạn thông qua tuyến nước bọt và vùng niêm mạc miệng bị tổn thương, trầy xước. Bệnh này còn lây qua đường tiếp xúc như sử dụng đồ dùng của người mắc bệnh, người bình thường khi bị xây xước nếu chạm vào vi khuẩn bệnh trên những đồ dùng này cũng sẽ mắc bệnh. Bệnh lậu ở miệng rất dễ bị hiểu nhầm là nhiệt miệng, bệnh lậu ở miệng có thể gây loét ở cả vùng môi.

Như vậy, do các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chúng ta cần hát karaoke ở mức độ hợp lý, không nên hát sau khi ăn no và gào thét quá nhiều để đảm bảo sức khỏe. 

Thực tế, karaoke không hoàn toàn là một thói quen gây hại, nó chỉ hại khi hát quá mức và vào thời điểm không hợp lý. Vì các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh được một số lợi ích khi hát. Cụ thể:

Giảm stress: Tác dụng về mặt tinh thần rất nhiều, ví dụ như loại bỏ stress, lấy lại tinh thần và giúp con người lạc quan hơn.

Giảm béo: Khi hát karaoke kết hợp với việc vận động, nhảy múa theo điệu nhạc sẽ giúp đốt cháy chất béo carbohydrate và chất béo dưới da, từ đó giúp bạn giảm cân nhanh chóng.

Ngoài ra khi hát, hầu hết chúng ta đều lấy hơi từ bụng, điều này bắt buộc các cơ hoành phải hoạt động nhiều hơn. Nhờ đó, cơ thể có thể điều tiết được lượng không khí hít vào thở ra, tăng hiệu quả trao đổi oxy vào cơ thể, phân giải lượng lipid được hấp thụ, nhờ đó đốt cháy được nhiều chất béo hơn.

Chống rối loạn kinh nguyệt: Hát karaoke sẽ kích thích tuyến yên hoạt động, tiết ra hormone giới tính nhiều hơn, từ đó giúp cải thiện rối loạn kinh nguyệt do stress hoặc rối loạn nội tiết.

Tăng cường hệ miễn dịch: Theo kết quả nghiên cứu mới đây được viện nghiên cứu âm cứu thuộc trường đại học Frankfort – Đức, hát có thể làm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, do đó giúp thân chống lại bệnh tật. Các nhà khoa học này đã phân tích mẫu máu của các thành viên trong một dàn hợp xướng trước và sau khi họ tham dự vào một buổi trình diễn. Kết quả cho thấy tỷ lệ chất protein globuline A trong máu những người này sau khi tham gia biểu diễn cao hơn trước khi trình diễn. Chất protein này được coi như một loại thuốc kháng sinh giúp thân phòng chống lại các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là các bệnh về da.

Thu Thủy (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer