Acebutolol và tác dụng của thuốc Acebutolol
+ Toa thuốc Acebutolol theo công bố của nhà sản xuất hoặc cơ quan y tế. Đây là thông tin tham khảo. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Tên gốc: Acebutolol Biệt dược: SECTRAL Nhóm thuốc và cơ chế: Acebutolol là một chất chẹn bêta giao cảm. Do ức chế hoạt động của hệ thần kinh giao cảm trên tim, acebutolol làm giảm nhịp tim và tăng sức co bóp cơ tim. Thuốc hữu ích trong điều trị cao huyết áp và nhịp tim bất thường. Kê đơn: có Dạng dùng: viên nang 200mg, 400mg. Bảo quản: ở nhiệt độ phòng trong bao bì kín. Chỉ định: Acebutolol được kê đơn cho bệnh nhân bị cao huyết áp. Thuốc cũng được dùng trong điều trị một số nhịp tim bất thường, như nhịp trước thất. Cách dùng: nên uống thuốc trước bữa ăn hoặc khi đi ngủ. Cần giảm liều thuốc ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan thận. Tương tác thuốc: Acebutolol có thể làm nặng thêm tình trạng khó thở ở bệnh nhân hen, viêm phế quản mạn hoặc khí phế thũng. ở bệnh nhân đang có nhịp tim chậm và blốc tim, acebutolol có thể gây nhịp tim chậm nguy hiểm, thậm chí sốc. Acebutolol làm giảm sức co bóp cơ tim và có thể làm nặng thêm các triệu chứng của suy tim. ở bệnh nhân bị bệnh mạch vành, ngừng dùng acebutolol đột ngột có thể gây đau thắt ngực nặng đột ngột, và đôi khi thúc đẩy cơn đau tim. Nếu cần phải ngừng dùng acebutolol, có thể giảm liều từ từ qua một vài tuần. Acebutolol có thể che khuất các triệu chứng sớm của hạ đường huyết, và cần thận trọng ở bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường. Đối với phụ nữ có thai: chưa xác định được độ an toàn của acebutolol ở phụ nữ có thai và ở trẻ em. Đối với bà mẹ cho con bú: thuốc được bài tiết trong sữa mẹ, và không nên dùng ở bà mẹ cho con bú. Tác dụng phụ: Acebutolol nói chung được dung nạp tốt, các tác dụng phụ thường nhẹ và thoáng qua. Những tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm co cứng cơ bụng, tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, mất ngủ, buồn nôn, trầm cảm, ngủ hay mơ, giảm trí nhớ, sốt, liệt dương, kém minh mẫn, nhịp tim chậm, huyết áp thấp, tê, ngứa, lạnh đầu chi, đau họng, thở hụt hơi hoặc thở khò khè.
+ Thông tin về thành phần, tác dụng, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ thuốc Acebutolol thường được các nhà sản xuất cập nhật theo toa thuốc mới nhất. Vui lòng tham vấn thêm dược sĩ hoặc nhà cung cấp để có được thống tin mới nhất về thuốc Acebutolol
.Acebutolol và tác dụng của thuốc Acebutolol tại Sức Khoẻ Cộng Đồng chỉ có tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế đơn thuốc, không có giá trị hướng dẫn sử dụng thuốc. Không được tự ý sử dụng thuốc " Acebutolol" Việc sử dụng thuốc bắt buộc phải theo đơn của bác sỹ.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
IDE: Top phòng khám chuyên khoa hàng đầu trong điều trị sẹo phẫu thuật
Sẹo phẫu thuật lâu nay vô hình chung trở thành nỗi ám ảnh của phái đẹp, không chỉ tạo cảm giác ngứa ngáy, căng cứng, khó chịu mà còn gây nên tâm lý mất tự tin về diện mạo. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của khách hàng, Phòng khám Chuyên khoa IDE với công nghệ tiên tiến có thể giúp giải quyết các vấn đề mà sẹo phẫu thuật mang lại.February 12 at 12:11 pm -
Hiểu đúng về virus HMPV
Vius HMPV (Human Metapneumovirus) là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới ở người. Loài virus này đã được các nhà khoa học xác định từ năm 2001, thuộc họ Pneumoviridae cùng với virus hợp bào hô hấp (RSV). HMPV thường xuất hiện vào mùa đông xuân.February 12 at 7:40 am -
Dây thìa canh: thảo dược tiềm năng hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Một trong những thảo dược hiện được chú ý trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường là dây thìa canh (Gymnema sylvestre).February 12 at 7:40 am -
Biến chứng nguy hiểm cúm với Người cao tuổi có bệnh lý nền
Hệ miễn dịch yếu theo tuổi tác cùng với tình trạng sức khỏe không ổn định từ các bệnh nền khiến cơ thể dễ bị tấn công và gặp phải những biến chứng nguy hiểm từ cúm. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về những biến chứng nguy hiểm của cúm ở người cao tuổi có bệnh lý nền, đồng thời đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ sức khỏe hiệu quả.February 12 at 7:40 am