COVID-19 đã khiến thế giới mất đi 28 triệu năm tuổi thọ
Con số khổng lồ được tiết lộ trong một nghiên cứu do Đại học Oxford đứng đầu sau khi tính toán số năm sinh sống bị đại dịch tước đoạt ở 37 quốc gia, Guardian đưa tin ngày 4/11.
Các chuyên gia đã dùng khái niệm số năm sống bị mất (YLL) để ám chỉ chênh lệch giữa tuổi thực tế khi tử vong với tuổi thọ ước tính trung bình ở 37 quốc gia có thu nhập trên trung bình và cao.
Theo đó, vào năm 2020, số năm sống bị mất nhiều hơn so với dự kiến ở tất cả quốc gia và vùng lãnh thổ được nghiên cứu, ngoại trừ Đài Loan, New Zealand - nơi chứng kiến xu hướng trái ngược, và Iceland, Hàn Quốc, Đan Mạch, Na Uy - nơi chưa có bằng chứng về sự thay đổi.
Ở 31 quốc gia còn lại, hơn 222 triệu năm tuổi thọ đã mất vào năm 2020, cao hơn 28,1 triệu so với dự kiến. Trong số đó, nam giới bị mất 17,3 triệu năm sống và nữ giới là 10,8 triệu.
Tính trên 100.000 người, tổng số năm sống bị mất đi nhiều nhất là ở Nga (nam mất 7.020 năm, nữ mất 4.760 năm) và Bulgaria (nam mất 7.260 năm, nữ mất 3.730 năm).

Một bác sĩ điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Nga
Tiến sĩ Nazrul Islam, thuộc Khoa Nuffield về Y tế Dân số của Đại học Oxford, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết ông và nhóm mình "bị sốc" trước phát hiện được công bố trên tạp chí y khoa BMJ.
“Không có gì khiến tôi bị sốc nhiều như đại dịch”, ông cho biết.
Cùng với số năm sống bị mất do tử vong sớm tăng vọt, hầu hết quốc gia cũng chứng kiến sự sụt giảm tuổi thọ đáng kể.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh tuổi thọ quan sát được vào năm 2020 với tuổi thọ dự kiến dựa trên xu hướng lịch sử trong giai đoạn 2005-2019.
Năm 2005-2019, tuổi thọ trung bình của nam và nữ tăng lên ở tất cả quốc gia được nghiên cứu. Tuy nhiên, từ năm 2020, tuổi thọ ở cả hai giới đều giảm ở mọi quốc gia và vùng lãnh thổ, ngoại trừ New Zealand, Đài Loan và Na Uy, nơi có tuổi thọ tăng và Đan Mạch, Iceland và Hàn Quốc, nơi chưa có bằng chứng về sự thay đổi tuổi thọ.
Tuổi thọ suy giảm mạnh nhất là ở Nga (nam giảm 2,33 năm, nữ giảm 2,14 năm) và ở Mỹ (nam giảm 2,27 năm, nữ giảm 1,61 năm).
Các nhà nghiên cứu cho biết con số thực sự có thể còn cao hơn vì họ chưa tính đến phần lớn quốc gia từ châu Á, châu Phi và Mỹ Latin trong nghiên cứu do thiếu dữ liệu.
(Theo Guardian)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm