Đã phát hiện bất ngờ từ sai lầm trong thử nghiệm vaccine AstraZeneca
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Science Immunology, do nhóm chuyên gia của Trường Y khoa Feinberg thuộc Đại học Northwestern, Mỹ, phát hiện. Sau khi nhận thấy sai sót về liều lượng được sử dụng trong quá trình thử nghiệm vaccine AstraZeneca, nhóm chuyên gia nhận thấy lợi ích bất ngờ mà nó mang lại.
Hiệu quả bảo vệ tốt hơn
Theo Scitech Daily, trong quá trình thử nghiệm AstraZeneca, một số người tham gia đã nhận nhầm liều lượng tiêm chủng. Thay vì nhận đủ một liều (0,5 ml), họ chỉ được tiêm 50% số liều theo quy định của mũi 1 (0,25 ml). Sau đó, mũi 2 họ được tiêm đủ liều.
Nhiều người cho rằng số lượng vaccine ít đi có thể làm giảm hiệu quả của vaccine AstraZeneca. Tuy nhiên, nghịch lý lại cho thấy những tình nguyện viên được tiêm thiếu liều của mũi 1 được bảo vệ tốt hơn nhóm tiêm đủ liều.
Dù vậy, các tác giả không thể giải thích nguyên nhân dân tới hiện tượng hiệu quả của vaccine AstraZeneca cao hơn thường thấy. Bởi khoảng cách giữa mũi 1 và mũi 2 ở người tiêm thiếu liều dài hơn nhóm còn lại.

Nghiên cứu từ nhóm chuyên gia Trường Y khoa Feinberg thuộc Đại học Northwestern, Mỹ, phát hiện giảm liều mũi 1 AstraZeneca giúp tạo kháng thể tốt hơn
Thử nghiệm lâm sàng vaccine nói trên sử dụng phương pháp tăng liều. Trong đó, một người được nhận liều thấp hơn trong mũi đầu tiên. Ở mũi thứ 2, họ được tiêm liều cao hơn mũi trước đó.
"Mục tiêu là đảm bảo vaccine an toàn. Vì vậy, các nhà khoa học tăng liều để xác định ‘vùng vàng’ - liều lượng tối thiểu mà chúng ta có thể tiêm cho ai đó nhằm đạt được phản ứng miễn dịch tốt mà không gây nguy hại”, GS Pablo Penaloza-MacMaster, Trường Y khoa Feinberg, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Nhóm chuyên gia tại Trường Y khoa Feinberg thuộc Đại học Northwestern thử nghiệm tác dụng của mô hình tiêm thiếu hụt liều lượng mũi 1 trên chuột. Ở mũi 1, chuột thí nghiệm chỉ được tiêm 0,25 ml vaccine. Sau đó, mũi 2 chúng được tiêm liều 0,5 ml.
Nghiên cứu của Northwestern đã không sử dụng vaccine AstraZeneca mà là loại tương tự. Đó là hai vaccine adenovirus serotype 5 - CanSino (Trung Quốc) và Sputnik V (Nga).
Kết quả vẫn cho thấy hiệu lực của vaccine này tăng lên đáng kể. Việc tiêm liều thuốc tăng cường tạo ra nhiều tế bào T hơn ở chuột, cho phép chúng phát triển các phản ứng miễn dịch chống lại nCoV mạnh mẽ hơn.
GS Penaloza-MacMaster cho biết các nghiên cứu của họ đang xem xét tiếp hiệu quả khi dùng phương pháp tăng liều với các vaccine mRNA.

Nhóm chuyên gia tại Mỹ cho rằng cơ chế tăng liều, kéo dài thời gian giữa hai mũi vaccine COVID-19 tạo ra lượng kháng thể mạnh hơn so với cách tiêm hiện nay
Nguyên nhân?
Trong thử nghiệm của AstraZeneca, những người tham gia tiêm đủ liều ở mũi 1 được tiêm mũi 2 sau 3-4 tuần. Trong khi đó, nhóm chỉ tiêm 50% liều của mũi 1 có thời gian chờ giữa hai mũi dài hơn.
Nghiên cứu của Northwestern cũng kéo dài khoảng cách giữa hai liều vaccine khi thử nghiệm trên chuột. Kết quả gây bất ngờ khi tăng thời gian này giúp cải thiện phản ứng iễn dịch.
Theo GS Penaloza-MacMaster, khoảng cách giữa hai mũi kéo dài cho phép hệ miễn dịch nghỉ ngơi và "trưởng thành" theo cách mà nó muốn. Sau đó, hệ miễn dịch sẽ nhân rộng các phản ứng bảo vệ ở mũi thứ 2. "Khoảng cách giữa hai liều càng lâu phản ứng miễn dịch thứ cấp càng tốt", vị chyên gia nói.
Tuy nhiên, đây cũng có thể là con dao hai lưỡi. Bởi việc chờ đợi mũi thứ 2 lâu có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm nCoV của người được tiêm. Nếu mắc COVID-19, họ phải chờ ít nhất 6 tháng mới được tiêm vaccine mũi thứ 2.
Nhóm nghiên cứu cũng quan sát thấy những tác động tích cực tương tự của việc giảm liều mũi 2 và tăng liều mũi 2 ở vaccine HIV thử nghiệm dựa trên adenovirus. Điều đó khiến nhóm tác giả tin rằng phát hiện của họ có thể phổ biến với những loại vaccine khác, không chỉ là COVID-19.
Theo Zing

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm