Đại diện Bộ Y tế tham dự Hội nghị Nghiên cứu viên ung thư phổi toàn quốc
Tham dự hội nghị có đại diện một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế cùng hơn 100 chuyên gia y tế trong lĩnh vực điều trị ung thư, đặc biệt là chuyên gia về ung thư phổi đến từ các trung tâm ung thư có uy tín trên thế giới và các trung tâm ung thư lớn ở Việt Nam.Hội nghị nghiên cứu viên ung thư phổi toàn quốc với chủ đề: Những tiến bộ từ nghiên cứu lâm sàng. Hội nghị nhằm thúc đẩy sự trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm lâm sàng trong điều trị ung thư phổi tại Việt Nam và thế giới, hướng tới việc nâng cao năng lực nghiên cứu lâm sàng (NCLS) tại các bệnh viện.
PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu
Phát biểu tại hội nghị, được PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết cho biết: Chiến lược số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2038, trong đó một trong các định hướng chủ yếu phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, là: “Phát triển các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức khoa học công nghệ khác trở thành các chủ thể nghiên cứu mạnh”.
Trong thời gian qua, trên cơ sở chủ trương, chính sách, chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và thử nghiệm lâm sàng.
“Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đã và đang đóng góp tích cực vào việc phát triển và áp dụng những phương pháp mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư như trong điều trị ung thư phổi, chúng ta đã chứng kiến một sự tiến bộ mạnh mẽ, từ các phương pháp hóa trị truyền thống đến các loại thuốc nhắm trúng đích và thuốc miễn dịch tiên tiến. Những thành tựu này không chỉ nâng cao hiệu quả điều trị mà còn mang lại hy vọng sống cho nhiều bệnh nhân”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu.
Thông qua việc phê duyệt đề cương nghiên cứu cho thấy các đơn vị thử nghiệm lâm sàng ở Việt Nam đã tham gia rất tích cực và đã được các tổ chức quốc tế tin tưởng lựa chọn là các điểm nghiên cứu. Số lượng nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đã tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, thể hiện sự nỗ lực và cam kết của các nhà khoa học, bác sĩ và cả hệ thống y tế.
Nhiều bệnh viện ở Việt Nam đã tham gia triển khai thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm, tiến hành theo các tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm tuân thủ thực hành lâm sàng tốt và các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu y sinh học... Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam đã đóng góp tích cực vào việc thay đổi phương pháp thực hành lâm sàng, tìm ra những thuốc mới cải thiện kết quả điều trị bệnh nhân từ kéo dài thời gian sống, cải thiện chất lượng cuộc sống đến nâng cao cơ hội chữa bệnh.
Bên cạnh đó, thử nghiệm lâm sàng cũng góp phần tích cực vào công tác chẩn đoán, điều trị và tạo nên mảnh ghép còn thiếu cho thực hành lâm sàng thường quy, giúp cho nhiều người bệnh có thêm những cơ hội tiếp cận thuốc mới, giảm chi phí điều trị cho người bệnh và hệ thống y tế.
Quang cảnh hội nghị
Bộ Y tế luôn nhìn nhận việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển sản phẩm mới là một trong những ưu tiên hàng đầu. Trong thời gian qua Bộ Y tế đã xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động này, như trình Quốc hội ban hành Luật Dược năm 2016, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, trình Chính phủ ban hành Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và ban hành các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật về thử nghiệm lâm sàng thuốc, phương pháp mới, kỹ thuật mới, thiết bị y tế. Trên cơ sở đó thực hiện việc chuẩn hoá, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận thực hành lâm sàng tốt (GCP) cho các cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng và tăng cường năng lực cho đội ngũ nghiên cứu viên để tạo điều kiện thúc đẩy triển khai các nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, thử nghiệm lâm sàng đảm bảo chất lượng và theo chuẩn quốc tế.
TS.BS.Nguyễn Ngô Quang, Quyền Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo phát biểu
Theo TS.BS. Nguyễn Ngô Quang, Quyền Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo đánh giá cao sự hợp tác và trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị y tế trong nước với các cơ quan, tổ chức quốc tế trong hoạt động NCLS, không chỉ nâng cao hiệu quả điều trị mà còn mang lại hy vọng sống cho nhiều bệnh nhân.
"Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và thử nghiệm lâm sáng tuân thủ theo quy định pháp luật trong nước, các hướng dẫn quốc tế đặc biệt là các hướng dẫn nghiên cứu ứng dụng tế bào và sản phẩm từ tế bào; tiếp tục chuẩn hóa hoạt động nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng của cơ quan nhận thử; tăng cường năng lực Hội đồng đạo đức trong thẩm định, phê duyệt và giám sát các nghiên cứu y sinh trên đối tượng con người ”- TS.BS. Nguyễn Ngô Quang cho biết.
Ông Atul Tandon, Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam phát biểu
Ông Atul Tandon, Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam chia sẻ: “"Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở châu Á và chúng tôi tự hào được hợp tác với bạn (VN) cũng như các quốc gia khác. Điều này thực sự thúc đẩy sự phát triển của khoa học khi chúng ta hiểu biết thêm về ung thư phổi. Trên hành trình này, tôi cũng tự hào chia sẻ với các bạn rằng chúng tôi đã có Biên bản ghi nhớ toàn diện với Bộ Y tế để phát triển hoạt động NCLS. Thực tế, chúng tôi cũng rất tự hào ở Việt Nam về việc thanh tra nghiên cứu của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) diễn ra tại hai cơ sở vào năm ngoái, kết quả là không có bất kỳ hành động nào được chỉ định (No action indicated). Đây là niềm tự hào của cả Việt Nam khi đã thực sự đưa NCLS lên một tầm cao mới, đạt được sự tin tưởng cao từ cộng đồng quốc tế. Trong những năm qua, AstraZeneca đã đầu tư hơn 70 triệu đô la Mỹ đã được đầu tư nghiên cứu lâm sàng tại Việt Nam. Đây không chỉ là khoản đầu tư về tiền bạc, đó là đầu tư vào nhân loại. Hiện nay, chúng tôi không chỉ đang trao đổi về cách điều trị mà còn nói về tham vọng táo bạo là loại bỏ ung thư, ung thư phổi như một nguyên nhân gây tử vong. Điều này đòi hỏi chúng ta phải vượt ra ngoài khuôn khổ chỉ tập trung vào điều trị, mà còn phải quan tâm đến các khía cạnh khác như nâng cao nhận thức, phòng ngừa, tầm soát, chẩn đoán và chăm sóc bệnh nhân.”
TS.BS.Đỗ Anh Tú, Phó Giám đốc bệnh viện K phát biểu
Chia sẻ về NCLS tại Việt Nam, TS.BS.Đỗ Anh Tú, Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết: “Trong số nhiều NCLS được thực hiện ở Việt Nam, nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn bệnh tiến triển tại chỗ quá chỉ định phẫu thuật là một trong những nghiên cứu được báo cáo tại hội nghị ASCO 2024 vừa diễn ra tại Hoa Kỳ. Kết quả nghiên cứu vượt ngoài sự mong đợi với thời gian sống thêm cho bệnh nhân không tiến triển bệnh không chỉ là vài tháng mà đến 39,1 tháng. Đây là thành quả của sự hợp tác và nỗ lực chung của các nghiên cứu viên ở nhiều bệnh viện trên cả nước”.
PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế cùng các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại hội nghị
Tại hội nghị, nhiều kết quả nghiên cứu được đồng tổ chức triển khai tại Việt Nam đã được báo cáo với kết quả tích cực, đánh dấu sự tiến bộ rõ nét trong điều trị ung thư phổi nói riêng và trong phòng chống ung thư nói chung; đồng thời cập nhật các kết quả của NCLS lớn được báo cáo gần đây tại các hội nghị lớn trên thế giới...
Theo Bộ Y tế
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm -
Nhuận tràng Biovaccine – giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng như trĩ, đau bụng, khó tiêu và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Nhuận Tràng Biovaccine là giải pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng, mang lại sự thoải mái và sức khỏe cho hệ tiêu hóa.November 20 at 9:12 am