Đài Loan - Nạn nhân của chính thành công chống dịch COVID-19
Trong khi phần lớn thế giới phải quay cuồng chống dịch, 23,5 triệu dân Đài Loan sống một cuộc sống bình thường nhờ phản ứng sớm và mạnh mẽ từ chính quyền.
Từng có thời điểm Đài Loan không ghi nhận bất cứ ca nhiễm địa phương nào trong hơn 250 ngày.
Nhưng mọi thứ đang dần thay đổi. Đài Loan đang phải hứng chịu làn sóng COVID-19 mới lây lan chóng mặt.
Tính tới hiện tại, hòn đảo này ghi nhận hơn 11.000 ca mắc COVID-19 và 260 người chết. Hơn 90% trong số này được ghi nhận kể từ giữa tháng 5.
Các chuyên gia y tế cho rằng một phần nguyên nhân khiến làn sóng COVID-19 mới ở Đài Loan khó kiểm soát như hiện tại là tâm lý chủ quan của người dân và chính quyền.
Quãng thời gian dài "sạch" COVID-19 khiến giới chức Đài Loan chậm trễ trong việc cập nhật thông tin về các biến chủng COVID-19 mới.
Một phụ nữ làm xét nghiệm tại một điểm xét nghiệm nhanh ở Tân Bắc, Đài Loan.
"Các nhà chức trách nghĩ họ kiểm soát được đại dịch bằng hệ thống truy vết và xét nghiệm, nhưng đang bị thách thức bởi mức độ lây lan nhanh hơn của biến thể Alpha (B.1.1.7, được phát hiện lần đầu tại Anh) và choáng ngợp sau sự kiện lây lan hôm 9/5", Giáo sư Chen Chien-jen, tới từ Trung tâm nghiên cứu gen Academia Sinica cho hay.
Tâm lý chủ quan cũng khiến giới chức Đài Loan không quyết liệt trong việc triển khai chiến dịch tiêm chủng. Ở thời điểm hiện tại, nỗ lực chích ngừa cho người dân ở Đài Loan đang gặp nhiều trở lại do thiếu hụt nguồn cung vaccine.
Tới nay, chưa tới 3% dân số Đài Loan được tiêm chủng.
"Chúng tôi nghĩ rằng có thể chúng tôi có thể ngăn chặn nó ở quy mô nhỏ, nhưng virus thực sự rất nguy hiểm", ông Chen - cựu lãnh đạo Y tế Đài Loan cho hay.
Ông Chunhuei Chi, Giáo sư sức khỏe toàn cầu tại Đại học bang Oregon (Mỹ) nhận định, ban đầu Đài Loan đã mất cảnh giác, không chỉ trước các đợt bùng phát mà còn cả quy mô lây lan.
Trong các đợt bùng phát dịch trước, Đài Loan đều dập thành công. Ông Chi cho rằng điều này khiến hòn đảo dường như "quá tự tin" vào khả năng ngăn chặn các đợt bùng phát của mình.
Ngay cả khi các ca nhiễm cộng đồng bắt đầu xuất hiện sau một thời gian vào đầu tháng 5, người dân hòn đảo vẫn tiếp tục kế hoạch du lịch vào Ngày của Mẹ (9/5).
10 ngày sau, Cơ quan dịch tễ Đài Loan báo cáo 264 ca bệnh mới và nâng mức cảnh báo dịch lên cấp độ 3 trong thang 4 cấp độ trên toàn vùng lãnh thổ.
Một điểm yếu khác của Đài Loan bộc lộ trong làn sóng dịch mới đây là hạn chế trong khâu xét nghiệm. Hàng chục nghìn kết quả xét nghiệm bị tồn đọng từ 160 điểm xét nghiệm nhanh vốn luôn trong tình trạng quá tải.
Điều này khiến Đài Loan nhiều lần phải bổ sung các ca nhiễm tồn đọng vào các ngày sau đó, dẫn tới việc không thể có được đánh giá tổng quan về đường cong lây nhiễm và khó tính toán độ hiệu quả của các biện pháp hạn chế đi lại, giãn cách xã hội.
Các chuyên gia cho rằng Đài Loan nên tính tới kịch bản nâng mức báo động COVID-19 lên cấp độ 4, tức là phong tỏa toàn hòn đảo.
Tuy nhiên, giới chức Đài Loan đang làm mọi cách để tránh phải áp dụng biện pháp này.
Vấn đề mà thế giới quan tâm nhất hiện nay là đàm phán để mua vaccine, nhưng Đài Loan đang gặp khó trong vấn đề này.
“Tôi nghĩ rằng chính quyền bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về vaccine quá muộn. Họ nghĩ rằng chúng tôi rất giỏi trong việc đeo khẩu trang, mọi người tuân thủ nghiêm ngặt giãn cách xã hội nên sẽ không sao cả", một quan chức y tế Đài Loan cho hay.
Ngoài việc cạnh tranh với các nước, vùng lãnh thổ khác, Đài Loan cáo buộc Trung Quốc tìm cách ngáng đường họ tiếp cận vaccine. Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc này.
Mới đây nhất, Nhật Bản cung cấp cho Đài Loan 1,2 triệu liều vaccine. Các thượng nghị sỹ Mỹ cũng đã cam kết sẽ viện trợ 750.000 liều vaccine cho Đài Loan trong chuyến thăm Đài Bắc cuối tuần trước.
Không rõ số vaccine này sẽ giúp ích ra sao cho chiến dịch tiêm chủng hiện tại của hòn đảo.
Hơn 2 tuần kể từ khi Đài Loan nâng mức cảnh báo chống dịch lên cấp độ 3, số ca nhiễm mới giảm không đáng kể.
Ông Chi cho rằng chính quyền nên xem xét thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn, đồng thời đưa ra các thông điệp rõ ràng hơn về cách các cá nhân có thể tự bảo vệ mình trong bối cảnh số ca mắc không triệu chứng đang tăng mạnh.
"Bạn phải cho rằng bất cứ ai không sống cùng bạn trong cùng một căn hộ cũng đều là những người có khả năng nhiễm bệnh. Trong khoảng hai tuần tới, hãy ngừng các cuộc tụ tập trong nhà với những người không sống cùng bạn", ông Chi cho hay.
(Theo VTC)
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm