Đại nạn tôm hùm: 1 năm 3 đợt rớt giá rồi chết trắng, mất tiền tỷ
Tôm hùm - hải sản cao cấp phần lớn chỉ phục vụ cho nhà hàng, khách sạn và xuất khẩu. Tại các thủ phủ nuôi tôm hùm ở nước ta, người nuôi có thu nhập khá ổn định, rất ít khi chịu cảnh “được mùa rớt giá” như các loại nông sản khác.
Thế nhưng, 2020 được cho là năm khó khăn chưa từng có với người nuôi tôm hùm.
Đầu năm nay, dịch Covid-19 xảy ra, hoạt động xuất khẩu gần như tê liệt, nhu cầu từ thị trường nội địa sụt giảm (nhà hàng, khách sạn đồng loạt đóng cửa để thực hiện giãn cách xã hội) khiến con tôm hùm rơi vào tình trạng ế ẩm, rớt giá thảm. Người nuôi tôm hùm như ngồi trên đống lửa khi loại hải sản cao cấp này rớt giá từng ngày, chỉ còn vài trăm nghìn đồng mỗi cân.
Đầu tháng 2 năm nay, tại vùng nuôi thị xã Sông Cầu (Phú Yên), tôm hùm rớt giá xuống còn khoảng 500.000 đồng/kg, thấp hơn 200.000-300.000 đồng/kg so với trước khi dịch Covid-19 xảy ra.
Khi ấy, ông Nguyễn Tấn Bản - Giám đốc Sở NN-PTNT Khánh Hòa - cho biết, trước Tết 2020, tôm hùm có giá tốt, khoảng 1,9 triệu đồng/kg, nay giảm xuống còn 1,2 triệu đồng/kg; tôm hùm loại nhỏ giá 900.000 đồng/kg chỉ còn 600.000-650.000 đồng/kg nhưng không có người mua.
Đến cuối tháng 2, giá tôm hùm đã nhích lên, nhưng đà tăng chỉ duy trì được ít ngày rồi lại quay đầu giảm tiếp. Theo người nuôi ở xã Cam Bình, giá tôm hùm xanh thương phẩm loại 3-4 con/kg giảm còn khoảng 520.000-530.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Khánh Hòa khi ấy còn khoảng 360 tấn tôm hùm thịt chưa xuất bán được. Trong đó, riêng TP. Cam Ranh tồn khoảng 350 tấn và huyện Vạn Ninh 10 tấn, chủ yếu tôm hùm xanh.
Theo Chủ tịch xã Cam Bình, nếu giá tôm xanh thương phẩm khoảng 650.000 đồng/kg thì người nuôi phải chịu lỗ. Thời gian qua, tôm nuôi của người dân cứ lai rai hao hụt. Nguyên nhân một phần do giá tôm thấp, người nuôi cung cấp thức ăn không đủ nên sức đề kháng con tôm yếu. Mặt khác, do thu mua lựa bắt tôm loại 1, loại bỏ tôm loại 2-3 thả xuống nuôi lại nên cũng bị ảnh hưởng.
Giá tôm hùm giảm và kéo dài mãi cho tới cuối tháng 5 mới bắt đầu bật tăng trở lại, giúp người nuôi hòa vốn và bắt đầu có lãi.
Đến cuối tháng 8 và đầu tháng 9, tôm hùm bước vào đợt giảm giá thứ 3 trong năm nay do bị ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19 lần hai. Theo đó, tôm hùm tại các vựa nuôi giảm chạm đáy.
Cụ thể, tôm hùm xanh được cân buôn tại vựa nuôi với mức giá 450.000-520.000 đồng/kg đối với loại 0,4-0,7 kg/con, giảm 50% so với thời điểm bình thường; với tôm hùm xanh loại dưới 0,2-0,4 kg/con, giá cân buôn ở mức 400.000-450.000 đồng/kg, loại nhỏ hơn 300.000 đồng/kg; tôm hùm bông giá cũng chỉ 700.000-800.000 đồng/kg đối với loại dưới 1kg.

Các chủ nuôi ở Khánh Hòa chia sẻ, mức giá này đã giảm khoảng 50% so với thời điểm bình thường. Đặc biệt, tôm hùm bông loại dưới 1,5kg giảm tới 60%, giá cân buôn từ 900.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/kg.
Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), đánh giá, tôm hùm là một trong những mặt hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19.
"Đây là mặt hàng cao cấp, chuyên phục vụ nhà hàng, khách sạn nên nhu cầu thị trường sụt giảm nghiêm trọng khi kênh này phải đóng cửa hoặc mở bán hạn chế để chống dịch. Thị trường chính của tôm hùm Việt Nam là Trung Quốc nên bị ảnh hưởng từ sớm.
Ngoài ra, còn có lý do Trung Quốc siết chặt nhập khẩu qua đường tiểu ngạch nên tôm hùm chỉ có con đường xuất khẩu chính ngạch nhưng lý do này chỉ là phụ, chính yếu vẫn là do nhu cầu thị trường không có. Việc hồi phục của thị trường tôm hùm phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch", ông Hòe nhận định.
Chịu hết đợt giảm giá này đến giảm giá khác, khó khăn của người nuôi tôm hùm vẫn chưa dừng lại.
Sau khi bão số 12 tan, tối 10/11 lũ tràn về bất ngờ, ầm ầm đổ xuống vùng nuôi tôm hùm khiến tôm bị sốc nước ngọt, chết hàng loạt. Người nuôi loại hải sản cao cấp này ở thị xã Sông Cầu (Phú Yên) lại khóc ròng vì thiệt hại tiền tỷ.
Tại thủ phủ tôm hùm Sông Cầu, sau 2 ngày nước lũ tràn về, nhiều lồng nuôi tôm hùm bị sóng đánh vỡ, dạt vào bờ hoặc vừa được khiêng đưa lên bờ, nằm chỏng chơ. Dưới bãi biển, nhiều người hớt hải, bơ phờ đưa những chiếc thuyền thúng chở đầy tôm hùm chết vào bờ.
Theo UBND thị xã Sông Cầu, thống kê đến chiều 12/11, có 169 hộ nuôi tôm hùm ở địa phương bị thiệt hại 1.521 lồng, trị giá gần 40 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại nặng nhất là xã Xuân Phương với 762 lồng của 105 hộ. Đó là chưa kể tôm hùm con đang ươm nuôi cũng bị chết sạch.
Chính quyền địa phương đang tiếp tục thống kê thiệt hại để báo về tỉnh nhằm có chính sách hỗ trợ kịp thời để người nuôi tôm hùm giảm bớt khó khăn sau lũ.
Theo Vietnamnet

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đừng bỏ lỡ mùa hè vàng - Cắt amidan, nạo VA cho con cùng chuyên gia hàng đầu, ưu đãi lên đến 2 triệu đồng
Viêm amidan và VA là hai bệnh lý tai - mũi - họng phổ biến ở trẻ em, đặc biệt trong giai đoạn từ 2 - 10 tuổi. Tình trạng viêm kéo dài không chỉ gây ho, sốt, ngạt mũi, khó ngủ, chảy nước mũi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và học tập của trẻ.May 20 at 2:12 pm -
AloSuckhoe.vn Trực Ninh chính thức khai trương: Lan tỏa mô hình chăm sóc sức khỏe chủ động đến cộng đồng
Sáng ngày 17/5/2025, hệ thống siêu thị sức khỏe AloSuckhoe.vn Trực Ninh (thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Y tế HBL) chính thức khai trương và đi vào hoạt động, trở thành cơ sở thứ 5 tại tỉnh Nam Định. Sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong hành trình mang giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động, bền vững đến gần hơn với người dân địa phương.May 20 at 10:44 am -
Sanotact - Thương hiệu thực phẩm bảo vệ sức khỏe chuẩn Đức chính thức ra mắt tại Việt Nam
Ngày 12 tháng 5 năm 2025, Thương hiệu Sanotact đến từ Cộng hòa Liên bang Đức chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam thông qua buổi lễ trang trọng tổ chức tại khách sạn Novotel Suites Hà Nội. Sự kiện có sự góp mặt của ông Johannes, đại diện Tập đoàn Sanotact toàn cầu và Ban lãnh đạo Công ty TNHH Sanotact Việt Nam, cùng đông đảo đối tác, chuyên gia ngành hàng và cơ quan truyền thông.May 19 at 9:27 am -
Long Châu hợp tác cùng Viện Công nghệ tiên tiến - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ phát triển dược phẩm bảo vệ sức khỏe người Việt
Với cam kết mạnh mẽ về sự minh bạch và chất lượng, hướng đến một cộng đồng khỏe mạnh và bền vững, FPT Long Châu, Viện Công nghệ tiên tiến thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chính thức ký kết hợp tác nhằm thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ dược liệu tiên tiến phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.May 16 at 5:12 pm