Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời điểm dịch COVID-19

Ăn uống là nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người nhưng phải vừa bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng và phải vừa bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP). Trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, việc lựa chọn, chế biến thực phẩm lại càng phải cẩn thận hơn. Ngoài thực hiện đúng thông điệp “5K” của Bộ Y tế, để đảm bảo ATTP trong mùa dịch người dân cần lưu ý những vấn đề sau:
04/10/2021 17:19

Bảo quản thực phẩm an toàn

- Bảo quản lạnh hoặc đông lạnh các thực phẩm loại dễ ôi thiu ngay khi bạn mang về nhà. Nhiệt độ bảo quản lạnh là 5 độ C (chỉ có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh) và đông lạnh là - 18 độ C (âm 18 độ C, có thể làm ngừng sự phát triển của vi khuẩn nhưng vi khuẩn đó nếu có vẫn không bị chết). Kiểm tra các nhiệt độ này định kỳ bằng loại nhiệt kế đặc biệt dùng cho tủ lạnh.

- Gói thật kín các thực phẩm chuẩn bị bảo quản đông lạnh, cần để các phần còn thừa trong các dụng cụ chứa đựng kín.

- Để trứng trong các khay riêng và đặt trong tủ lạnh. Không đặt trứng trên cánh cửa tủ lạnh.

- Luôn bảo quản lạnh hoặc đông lạnh hải sản cho tới khi chế biến.

- Không để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh làm không khí trong tủ lạnh kém lưu thông dẫn tới giảm tác dụng bảo quản của tủ lạnh. Kiểm tra các dụng cụ chứa đựng thực phẩm để tránh dò rỉ. Nếu thực phẩm nghi ngờ bị ôi thiu thì cần bỏ đi.

- Nhiều loại thực phẩm không phải là thịt, cá, rau hoặc các sản phẩm từ sữa vẫn cần được bảo quản lạnh, nếu không có thể bị hỏng.

Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp

Giữ cho thực phẩm nóng được nóng và thực phẩm lạnh được lạnh.

- Sử dụng nhiệt kế dùng riêng cho thực phẩm để đánh giá xem thực phẩm được nấu chín kỹ hay không bằng cách đặt nhiệt kế vào phần giữa của thực phẩm và đợi ít nhất 30 giây mới đọc kết quả.

- Sau khi nấu xong thức ăn, cần ăn ngay, không để nhiễm bẩn giữa các thực phẩm với nhau.

- Không nên để các thực phẩm đã được nấu chín ở bên ngoài quá 2 giờ. Các vi khuẩn gây bệnh phát triển ở nhiệt độ từ 5 đến 60 độ C. Nếu quá thời gian này không nên ăn thực phẩm đó vì các vi khuẩn có thể phát triển trên thực phẩm và gây bệnh.

- Nếu các thực phẩm cần được ăn nóng thì ăn càng sớm càng tốt sau khi nấu, nếu phải nấu lại thì cần nấu kỹ. Các thực phẩm lạnh cần được bảo quản lạnh (trong tủ lạnh hoặc trong nước đá) cho tới khi ăn. Vấn đề này cần được đặc biệt quan tâm khi thời tiết nóng.

- Các thực phẩm còn thừa sau ăn cần được bảo quản ngay trong tủ lạnh. Các miếng thịt to cần được cắt thành các miếng mỏng và đựng trong các vật dụng chứa đựng nông. Các thực phẩm có kích cỡ lớn nếu có thể thì tách ra thành các phần nhỏ hơn và bảo quản riêng rẽ trong tủ lạnh. Các thức ăn thừa được bảo quản chỉ nên sử dụng trong vòng 3 ngày.

c1

Ảnh minh họa

- Đối với bữa ăn gia đình:

Luôn thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội; Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn; Không sử dụng đũa, muỗng cá nhân để lấy các món ăn dùng chung; trên mâm hay bàn ăn, phải có muỗng/đũa để lấy thức ăn vào chén riêng; Không dùng chung ly uống nước; Không ăn thức ăn sống hoặc tái như cá sống, thịt sống, trứng sống, gỏi, tiết canh,...; Rau, củ, quả khi ăn sống phải bảo đảm được rửa sạch, nên gọt vỏ trước khi ăn

- Đối với gia đình có người cách ly tại nhà:

Người cách ly không được nấu ăn, phục vụ ăn uống cho người khác. Ngoài ra, không ngồi ăn chung với các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, phải rửa, tiệt trùng, bảo quản riêng dụng cụ ăn uống của người đang cách ly

Việc bảo đảm ATTP là một trong những vấn đề luôn được đặc biệt quan tâm. Trong tình hình dịch Covid-19 như hiện nay, mỗi gia đình, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn cần thực hiện nghiêm các nguyên tắc bảo đảm ATTP, qua đó cũng góp phần giúp mọi người có sức khỏe thật tốt trước nguy cơ dịch bệnh.

Công Sơn

comment Bình luận

largeer