Đau gót chân có được uống Ciprofloxacin không
Đau gót chân là bệnh gì?
Đau gót chân là bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên, người lớn tuổi. Bệnh không được điều trị dứt điểm sẽ gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại.
Theo nghiên cứu, đau gót chân là bệnh lý viêm bao hoạt dịch gân gót, gai xương gót, chứng đường hầm cổ chân hoặc có thể do chấn thương vùng gan chân, suy tĩnh mạch chi dưới... Bệnh thường xuất hiện ở vùng gan bàn chân, phía dưới gót hoặc phía sau gót. Song thường gặp nhất là viêm gan bàn chân.

Đau gót chân có được uống Ciprofloxacin không, đau gót chân ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, hoạt động đi lại
Viêm gan bàn chân chính là hiện tượng cân mạc bị thoái hóa do chấn thương hoặc lao động nặng nhọc. Triệu chứng điển hình của viêm gan bàn chân là đau nhức ở gót chân. Đặc biệt khi bước chân xuống đất vào lúc sáng sau khi ngủ dậy. Mức độ đau nhức sẽ giảm dần theo thời gian vận động hoặc có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, sau đó sẽ rất dễ tái phát lại các cơn đau.
Nguyên nhân gây viêm gan bàn chân dẫn đến chứng đau gót chân là do thường xuyên mang dày không vừa chân, giày quá cứng, kích thước không hợp lý; thường xuyên đi chân đất; phụ nữ có thai, người béo phì đi bộ lâu thường gây áp lực cho gan bàn chân dẫn đến đau chân; ngoài ra phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh cũng là đối tượng dễ mắc viêm gan bàn chân.
Viêm gan bàn chân kéo dài không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh sẽ trở thành mãn tính, kéo dài dai dẳng theo nhiều tháng năm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Tác dụng của Ciprofloxacin với bệnh đau gót chân
Thông thường khi bị đau gót chân, người bệnh thường tìm các giải pháp tình thế là sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Và Ciprofloxacin là một trong những loại thuốc được nhiều bệnh nhân sử dụng nhất hiện nay để chống lại tình trạng đau nhức gót chân. Song Ciprofloxacin có thực sự tốt hay không vẫn là vấn đề mà nhiều người chưa biết.
Theo phân tích của các chuyên gia, Ciprofloxacin là loại kháng sinh có tính 2 mặt. Nó vừa đem đến hiệu quả tốt nhưng cũng gây ra không ít tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách.
Ciprofloxacin là một kháng sinh nhóm quinolone. Thuốc hoạt động theo cơ chế ngăn ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn. Thuốc này thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn song không được coi là một trong những thuốc có tác dụng mạnh nhất trong nhóm fluoroquinolon.
Bởi vậy, thuốc được chỉ định dùng cho các nhiễm khuẩn nặng mà thuốc kháng sinh thông thường không tác dụng. Thuốc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn kháng cipofloxacin gây bệnh đường hô hấp, viêm đường tiết niệu trên và dưới, sinh dục (viêm cổ tử cung do lậu, viêm tuyến tiền liệt mạn), viêm xương - tủy.

Đau gót chân có được uống Ciprofloxacin không, thuốc được dùng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn
Thuốc có tác dụng chống viêm ruột vi khuẩn nặng; nhiễm khuẩn nặng mắc trong bệnh viện (nhiễm khuẩn huyết, người bị suy giảm miễn dịch). Dự phòng bệnh não mô cầu và nhiễm khuẩn ở người suy giảm miễn dịch.
Đối với chứng đau gót chân, thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm tình trạng đau nhức hiệu quả. Thuốc có thể được dung nạp qua đường uống hoặc đường tiêm. Ở giai đoạn đầu của chứng đau gót chân, người bệnh có thể sử dụng thuốc này để chống viêm, ức chế cơn đau. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh chuyển biến nghiêm trọng, đau nhức thường xuyên, đau liên tục về đêm thì cần tìm đến ngay các cơ sở y tế để có phương án điều trị hiệu quả nhất.
Mặc dù là loại thuốc kháng sinh có tác dụng mạnh và nhanh chóng song các bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên lạm dụng, sử dụng thuốc quá liều để tránh gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Ciprofloxacin có thể làm tổn thương sự phát triển của sụn và khớp chịu lực nên có thể gây hại cho sự phát triển xương khớp. Thuốc còn dễ gây viêm đau cơ, viêm dây thần kinh, nhất là dây chằng, nghiêm trọng nhất là làm đứt gót chân Achill.
Thuốc cũng gây ảnh hưởng không tốt đến thần kinh, gây nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, kích động, run rẩy. Một số đối tượng dùng quá nhiều sẽ gây tình trạng trầm cảm, ác mộng, ảo giác hoặc xuất hiện tình trạng tâm thần. Đặc biệt, phụ nữ mang thai và đang cho con bú tuyệt đối không được sử dụng vì nó có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Bởi vậy, khi thấy bản thân có dấu hiệu đau nhức gót chân người bệnh nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có phương án sử dụng thuốc chính xác nhất.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Sẹo và thuốc trị sẹo Kaapvaal từ Công nghệ Y học tái tạo
Sẹo là dấu vết không mong muốn sau mỗi tổn thương trên da, có thể xuất hiện do tai nạn, bỏng, mụn trứng cá, phẫu thuật hoặc bệnh lý da liễu. Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẹo có thể gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người mất tự tin.March 21 at 10:00 am -
Pfizer và VNVC ký thảo luận về sản xuất vắc xin
Tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới Pfizer và Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký kết hợp tác chia sẻ kiến thức, xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam.March 19 at 10:56 am -
Sữa & Bỉm Thanh Hiền - Nâng niu yêu bé, chăm sóc mẹ mỗi ngày
Với 9 năm hoạt động, cửa hàng Sữa & Bỉm Thanh Hiền khẳng định là điểm đến uy tín, đồng hành cùng ba mẹ trong chăm sóc bé. Phương châm "Vì con yêu là điều quý giá", Thanh Hiền đã mang đến sản phẩm chất lượng cho bé trong suốt hành trình khôn lớn.March 18 at 4:51 pm -
Hệ thống tiêm chủng VNVC tặng Bộ Y tế 500.000 liều vaccine sởi chống dịch
Chiều 17/3, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đã trao tặng 500.000 liều vaccine sởi (MVVAC - Việt Nam) cho Bộ Y tế, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ bao phủ vaccine sởi trên toàn quốc.March 18 at 9:04 am