Đề xuất hợp tác công - tư trong mua, đàm phán vaccine COVID-19
Kiến nghị này được nêu trong báo cáo khảo sát doanh nghiệp tháng 6, vừa được Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Theo kết quả khảo sát của Ban IV, các doanh nghiệp, hiệp hội đề nghị Chính phủ rà soát việc triển khai đang còn rất khác nhau tại các ngành, địa phương về mua, tiêm vaccine cho người dân, lao động tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà chức trách cần minh bạch các tiêu chí xét đối tượng ưu tiên tiêm vaccine trong doanh nghiệp, công bố quy trình chuyên môn liên quan để người lao động, doanh nghiệp nắm bắt, tổ chức và phối hợp thực thi hiệu quả.
"Quy trình mẫu này cần công bố công khai để doanh nghiệp hình dung, hoạch định tốt hơn kế hoạch, hoạt động trong phòng, chống COVID-19", báo cáo Ban IV nêu.

Tiêm vaccine COVID -19 cho công nhân tại khu công nghệ cao (TP Thủ Đức) ngày 19/6/2021. Ảnh: Quỳnh Trần
Cuộc khảo sát được Ban IV tiến hành tại 23 hiệp hội ngành hàng về 3 nhóm chính sách, gồm hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại, khó khăn trong dịch; và chính sách thúc đẩy chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19.
Không riêng doanh nghiệp tư nhân, ngay TP HCM cũng gặp khó khi tìm mua vaccine COVID-19 khi các nhà sản xuất, phân phối khẳng định chỉ làm việc với các tổ chức do Chính phủ chỉ định.
Trong báo cáo gửi UBND TP HCM ngày 28/6, Sở Y tế TP HCM cho rằng hiện chưa có cơ chế rõ ràng cho hợp tác công - tư và xã hội hóa việc tiêm chủng. Các tổ chức có nhu cầu tiêm vaccine cho nhân viên của doanh nghiệp thành viên, nhưng không thuộc đối tượng ưu tiên nên đang vướng mắc trong nguồn kinh phí thực hiện. Vì thế, đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể về việc hợp tác, chia sẻ số lượng vaccine, cũng như cơ chế mua vaccine tiêm chủng cho các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu và tổ chức tiêm dịch vụ vaccine.
Cũng theo báo cáo của Ban IV, hiện một số quốc gia đã triển khai chiến lược tự xét nghiệm kháng nguyên COVID-19 tại nhà. Các doanh nghiệp cũng mong muốn Bộ Y tế nghiên cứu, có chủ trương và hướng dẫn sử dụng các sản phẩm dạng "self-test", nhằm giúp hạn chế sức người, sức của và khả năng lây lan khi tập trung đông người trong những chiến dịch xét nghiệm, truy vết tập trung hiện nay.
Tháng trước, Chính phủ đã có chủ trương khuyến khích, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp, tập đoàn và các địa phương tham gia nhập khẩu vaccine phòng COVID-19.
Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường tại họp báo Chính phủ ngày 3/6 khẳng định, bộ này rút ngắn tối đa thời gian phê duyệt, thủ tục nhập khẩu vaccine trong 5-10 ngày nếu doanh nghiệp có đủ hồ sơ theo quy định (giấy chứng nhận xuất xưởng của cơ sở sản xuất hoặc giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan quản lý để Viện Kiểm định quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xưởng trong 48 giờ theo khuyến cáo của WHO).
Trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức chưa có kinh nghiệm, chưa đủ điều kiện nhập khẩu vaccine thì có thể liên hệ với 36 đầu mối doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay các nhà sản xuất vaccine như Pfizer hay AstraZeneca đều cho biết chỉ đàm phán, thỏa thuận cung ứng vaccine COVID-19 với Chính phủ, nên không có nguồn tư nhân nào là hợp pháp.
Hiện Việt Nam đã cấp phép sử dụng khẩn cấp 5 loại vaccine phòng COVID-19, gồm AstrZeneca, Sputnik V, Sinopharm, Pfizer và gần nhất là Moderna.
Liên quan tới tiến độ nhập vaccine, tại cuộc họp Chính phủ hôm nay (1/7), Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, dự kiến sẽ có khoảng 30 triệu liều vaccine phòng COVID-19 về trong quý III. Các bộ, cơ quan đang tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine trong nước.
Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực hiện chiến dịch tiêm chủng trên quy mô toàn quốc, phấn đấu đạt 70-75% người dân được tiêm vào cuối năm 2021, đầu năm 2022.
Tính đến ngày 29/6, cả nước đã có hơn 3,61 triệu liều vaccine được tiêm, trong đó có gần 200.000 người được tiêm đủ 2 liều.
(Theo Vnexpress)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch uy tín tại Sài Gòn: Chọn Phòng khám da liễu OHIO
Giãn mao mạch nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, an toàn, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép đảm bảo các điều kiện về chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, quy trình điều trị đảm bảo tính an toàn về chuyên môn được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và cấp phép.March 25 at 7:50 pm