Điều trị bệnh phong thấp như thế nào?
Bệnh phong thấp là gì?
Theo cuốn sách “Bệnh phong thấp và bệnh gút” của tác giả He Jian – De Hong (Nhà xuất bản Hà Nội), bệnh phong thấp là bệnh miễn dịch tự thân mãn tính.
Bên cạnh đó, Tây y và Đông y định nghĩa bệnh phong thấp hoàn toàn khác nhau. Đối với Tây y, phong thấp với tên tiếng Anh rheumatism thường có nghĩa là đau nhức các khớp xương và các bộ phận các của hệ vận động do chứng tự miễn dịch gây nên.
(Ảnh minh hoạ)
Còn theo Đông y, phong thấp hay tý chứng là do cơ thể yếu dẫn đến bị “Phong, Thấp, Nhiệt và Hàn” xâm nhập cơ nhục, kinh lộ và khớp xương làm tổn thương tâm và huyết mạch dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì ở khớp xương, chân tay.
Cho dù là định nghĩa nào, triệu chứng chủ yếu của bệnh vẫn là tình trạng đau nhức và sưng tấy ở nhiều khớp trong cơ thể. Bệnh nhân có thể bị tê nhức chân tay và co cứng khớp mỗi buổi sáng thức dậy. Đôi khi còn gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.
Nguyên nhân gây bệnh phong thấp
Cho đến nay, nguyên nhân gây phong thấp vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh có thể là do các nguyên nhân phản ứng miễn dịch tự thân sau đây gây ra.
Yếu tố di truyền: Theo một số nghiên cứu đã phát hiện tỷ lệ dương tính của gen HLA-DK4 ở những người mắc bệnh phong thấp chiếm 40 – 71%. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cho biết hai gen nhạy cảm như PTPN22 và PADI4 cũng có liên quan đến sự khởi phát của bệnh phong thấp;
Yếu tố truyền nhiễm: Chưa có bằng chứng chính xác nhưng các nhà nghiên cứu nghi ngờ sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút truyền nhiễm vào tổ chức xương khớp chính là nguyên nhân gây bệnh phong thấp. Một số loại vi sinh vật như vi rút cúm, vi rút Epstein-Barr, Parvovirus B19,… có thể tấn công khớp và gây viêm;
Thay đổi hormone: Theo một số thông tin, tỷ lệ người mắc bệnh phong thấp ở nữ giới thường cao hơn nam giới. Đặc biệt là phụ nữ trước hoặc sau khi bước sang thời kỳ mãn kinh thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cánh mày râu có cùng độ tuổi. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi nồng độ hormone sinh dục ở nữ và nam khác nhau.
Ngoài các yếu tố này, nguyên nhân gây bệnh phong thấp có thể là do chấn thương hoặc mắc các bệnh lý về xương khớp. Ngoài ra, các yếu tố như thuốc lá hoặc tinh thần bị kích thích cũng có thể là điều kiện thuận lợi làm tăng khả năng bị bệnh.
Triệu chứng bệnh phong tê thấp là gì?
Bệnh phong tê thấp một khi đã xuất hiện thường gây ra nhiều biến chứng tật nguyền ngay cả khi bệnh nhân đã tích điều trị. Chính vì vậy, để ngăn ngừa tai biến có thể xảy ra, người bệnh cần nắm rõ triệu chứng lâm sàng của bệnh ngay từ đầu.
Dưới đây là một số triệu chứng nhận biết của bệnh phong thấp:
Đau nhức xương khớp: Thông thường, triệu chứng đau nhức xương khớp do phong thấp gây ra thường không xuất hiện đột ngột. Cơn đau diễn ra âm ỉ ngay cả khi bệnh nhân vận động hoặc bất động. Bên cạnh đau còn kèm theo biểu hiện sưng tấy ở các khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay và chân,… Trong một số trường hợp nặng, phong thấp có thể gây co cứng khiến các khớp không thể gập duỗi được. Đồng thời, bệnh còn gây biến dạng ngón tay kiểu như “cánh hoa bị bẻ cong” hoặc cổ ngỗng”;
Xuất hiện hạt dưới da: Có khoảng 15 – 25% những người bị bệnh phong tê thấp đều có thể sờ thấy dưới da xuất hiện những hạt nhỏ có kích thước từ 0,2 – 0,3 cm. Người bệnh có thể tìm thấy hạt dưới da ở những vùng da ở gót chân, khủy tay và đầu gối. Đôi khi, chúng còn xuất hiện ở các cơ quan nội tạng như tổ chức phổi, màng tim, não,…;
Tê cứng buổi sáng: Phong thấp thường dẫn đến tình trạng co cứng xương khớp, gây khó khăn trong việc co duỗi, nhất là vào buổi sáng mới thức dậy. Người bệnh có thể cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển. Đôi khi không thể thực hiện các sinh hoạt thường chí, thậm chí nhiều bệnh nhân không thể tự mặc quần áo hoặc chải đầu;
Hội chứng giảm tiết dịch: Khi bị phong thấp người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như khô miệng, khô mắt,…
Ngoài các triệu chứng nêu trên, bệnh nhân còn gặp phải biểu hiện như tim đập nhanh, loạn nhịp, khó thở, thiếu máu hoặc đau nhức ở phần tay,… Khi gặp phải các triệu chứng trên, bạn nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra sức khỏe, từ đó có những phác đồ điều trị phù hợp.
Bệnh phong thấp có nguy hiểm không? Chữa khỏi không?
Bệnh phong thấp nếu không được tiến hành điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe xương khớp, cơ thể hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác. Các biến chứng thường gặp của bệnh phong thấp có thể kể đến như:
Tình trạng viêm khởi phát trên nhiều bộ phận khác, có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác như: bệnh xơ phổi, đau ngực, khó thở,…;
Tổn thương xương khớp, có khả năng cao khớp bị biến dạng;
Nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như đau tim, đột quỵ,…;
Giảm khả năng vận động, thậm chí bị liệt hoàn toàn nếu bệnh tình chuyển biến nặng;
Ảnh hưởng đến khả năng mang thai ở phụ nữ.
Hiện nay, nền y học ngày càng hiện đại và phát triển, việc chữa bệnh phong thấp không còn quá khó khăn. Nếu người bệnh phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng cách, đồng thời chú ý đến chế độ ăn khoa học và lối sinh hoạt lành mạnh, tự khắc bệnh tật dần được đẩy lùi. Tuy nhiên, bệnh phong thấp nói riêng và bệnh xương khớp nói chung thì tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn là việc không khả quan. Theo sự ghi nhận của các chuyên gia, tỷ lệ thành công khi chữa khỏi bệnh phong thấp chỉ đạt dưới 95%, phần nhỏ còn lại vẫn thuộc về tỷ lệ bệnh tình tái phát trở lại trong tương lai.
Điều trị bệnh phong thấp như thế nào?
Một số phương pháp điều trị bệnh phong thấp:
Điều trị bằng thuốc Tây y
Một số loại thuốc điều trị phong thấp thường được bác sĩ kê đơn cho người bệnh dùng như:
Prednisone: Là một loại thuốc nội tiết tố có tác dụng giảm đau và hỗ trợ điều trị phong thấp;
Thuốc chống viêm không chứa steroid: Nhóm thuốc này có tác dụng mạnh giúp giảm đau và chống viêm, ngăn ngừa bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu. Một số loại thuốc kháng viêm không chứa steroid như Diclofenac Sodium, Aspirin,…;
Thuốc tác dụng chậm: Trong một số trường hợp bệnh phong thấp chưa được chẩn đoán, bác sĩ chỉ cho bệnh nhân sử dụng thuốc SARD có công dụng chậm như Penicillamin, Sulfasalazine hoặc muối vàng và một số loại thuốc khác;
Thuốc kiểm soát hệ miễn dịch: Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế miễn dịch ở bệnh nhân, hạn chế tình trạng viêm và nhiễm trùng.Thông thường, để điều trị bệnh phong thấp, người bệnh thường sử dụng các loại thuốc như Azathioprine (AZA), Methotrexate (MTX) và Co-trimoxazole (CTX),…
Thuốc Tây luôn mang lại kết quả giảm đau ngay tức thời nhưng không giúp giải quyết triệt để căn nguyên gây bệnh. Mặt khác, việc làm dụng quá nhiều thuốc giảm đau có thể gây ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân cũng có thể thay thế thuốc bằng một số loại gel, cao dán để cải thiện bệnh.
Mặt khác, người bệnh không được tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể làm ảnh hưởng khá lớn đến quá trình cải thiện bệnh tật.
Trong trường hợp phong thấp nặng và gây biến chứng, phẫu thuật thay khớp chính là cách điều trị hữu hiệu nhất. Còn đối với người bệnh phong thấp gây viêm trong máu, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân lọc máu để loại bỏ viêm nhiễm và giúp giảm đau trong quá trình điều trị.
Mẹo vặt dân gian giúp đẩy lùi bệnh phong thấp
Chữa bệnh phong thấp bằng cây thuốc nam cũng được khá nhiều người bệnh biết đến và sử dụng rộng rãi. Đa phần, nguyên liệu được sử dụng chữa bệnh phong thấp là các thảo dược có tính kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên lành tính, an toàn và hầu như không mang lại những tác dụng phụ. Tuy nhiên, tùy vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà loại thuốc và liều dùng ở mỗi người thường không giống nhau. Mặt khác, phương pháp chữa bệnh phong thấp bằng mẹo vặt dân gian chỉ phù hợp với các bệnh lý ở mức độ nhẹ hoặc đang ở giai đoạn khởi phát.
Một số mẹo vặt dân gian đẩy lùi các triệu chứng của bệnh phong thấp:
Sử dụng lá lốt chữa bệnh phong thấp:
Thân và lá lốt có chứa nhiều thành phần tinh dầu, ancaloit có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau. Song song, theo sự ghi nhận của giới y học cổ điển, lá lốt có vị cay, mùi nồng, tính ấm, có tác dụng trừ phong, hạ khí, ôn trung, tán hàn,…
Cách thực hiện: Đem một nắm lá lốt tươi rửa sạch qua nhiều lần nước sạch rồi cho vào nồi cùng với 2 chén nước lọc. Tiến hành đun sao cho lượng nước cô đặc lại còn khoảng 1 chén. Chắt lọc lấy phần nước sắc và chia thành hai phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày.
Chữa bệnh phong thấp bằng cây ngải cứu:
Trong cây ngải cứu có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, lưu thông khí huyết, tán huyết, chữa mụn nhọt, đau nhức xương khớp,… Với những đặc tính vừa được liệt kê, ngải cứu hoàn toàn có khả năng đẩy lùi các triệu chứng do bệnh phong thấp gây nên.
Cách thực hiện: Đem một nắm cây ngải cứu rửa qua nhiều lần với nước sạch rồi vớt ra để ráo. Cho toàn bộ lá ngải cứu đã được làm sạch vào trong chảo nóng cùng với 1 – 2 thìa muối hạt và tiến hành sao nóng. Cho hỗn hợp đã sao vào trong túi vải và đem chườm lên vị trí bị viêm, đau nhức. Áp dụng mỗi ngày 2 – 3 lần.
Trị bệnh phong thấp bằng bài thuốc từ cần tây:
Trong Y học cổ truyền, cây cần tây có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng trừ phong thấp, cầm máu, thanh lọc cơ thể, mát gan, hỗ trợ cải thiện hệ thần kinh. Trong khi đó, trong y học hiện đại, thành phần hoạt chất polyacetylene chiếm khá lớn – đây là một hoạt chất có tác dụng kháng viêm, cải thiện tình trạng sưng, tê bì tay chân.
Cách thực hiện: Mỗi lần sử dụng 150 gram cần tây khô (gồm cả rễ, thân và lá) cho vào ấm cùng với 3 chén nước. Tiến hành sắc thuốc trên ngọn lửa nhỏ còn khoảng 2 chén thuốc thì tắt bếp. Chắt lọc lấy phần nước, loại bỏ phần bã và chia đều thành 3 lần sử dụng hết trong ngày.
Ngoài việc sử dụng thuốc tân dược làm giảm triệu chứng đau và sưng khớp do bệnh phong thấp gây nên, người bệnh cũng có thể kết hợp với liệu pháp nóng và lạnh – đây cũng chính là phương pháp chữa bệnh phong thấp tại nhà khá đơn giản. Liệu pháp chườm nóng sẽ giúp làm dịu các cơn đau cơ, gân và khớp, trong khi đó, liệu pháp chườm lạnh giúp làm giảm tình trạng viêm và sưng khớp.
Các bước thực hiện như sau:
Chuẩn bị một túi nước nóng trong một cái khăn sạch và một túi đá lạnh trong một khăn sạch khác;
Đặt túi chườm lạnh tại ngay vị trí đau trong vòng 3 phút. Sau khi hết thời gian thay thế bằng túi chườm lạnh vào ngay vị trí ban đầu khoảng 1 phút;
Lặp lại động tác từ 10 – 15 phút. Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
Lời khuyên của chuyên gia dành cho đối tượng bị phong thấp
Để đẩy lùi nhanh chóng bệnh phong thấp cũng như phòng ngừa bệnh tật tái phát trở lại, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
Nghỉ ngơi và xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng chính là cách tốt nhất giúp làm giảm triệu chứng đau nhức xương khớp do phong thấp gây ra;
Từ bỏ việc sử dụng thuốc lá, rượu, bia hay các chất kích thích khác. Bởi chúng có khả năng khiến bệnh phong thấp càng trở nên nghiêm trọng hơn;
Người bệnh phong thấp không nên tắm nước quá lạnh. Việc này có thể khiến giảm thân nhiệt, hệ tuần hoàn máu bị ảnh hưởng và có khả năng gây nên các biến chứng nghiêm trọng;
Không nên vận động thể dục thể thao quá mạnh hoặc làm việc quá sức. Điều này có khả năng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của xương khớp;
Thực hiện một số bài tập chuyên biệt hỗ trợ điều trị phong thấp. Các bài tập này giúp đả thông khí huyết, giúp máu lưu thông dễ dàng và giúp tăng cường sức đề kháng cho xương khớp, làm tăng khả năng bình phục;
Biết cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Không nên làm việc quá sức. Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái;
Khi cơ thể có dấu hiệu của bệnh phong thấp, bạn nên nhanh chóng thu xếp thời gian, tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành thăm khám và có những biện pháp điều trị phù hợp.
Tóm lại, bệnh phong thấp là bệnh xương khớp điển hình, có xu hướng tăng cao, đặc biệt là người trung niên, người cao tuổi. Căn bệnh này không chỉ làm ảnh hưởng đến chức năng của xương khớp mà còn gây suy giảm khả năng miễn dịch của nhiều cơ quan khác. Chính vì vậy, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám và có những phác đồ điều trị phù hợp để đẩy lùi bệnh tật.
Theo Thuốc Dân tộc
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm