Độc đáo những loại bánh cổ truyền ngày Tết 3 miền Bắc, Trung, Nam
Bánh ngày Tết ở miền Bắc
Bánh chưng
Xuất hiện từ thời vua Hùng, bánh chưng có hình vuông và nó tượng trưng cho mặt đất. Không chỉ vậy, chiếc bánh vuông chắc chắn cùng những sợi dây lạt buộc chặt đã thể hiện tinh thần đoàn kết và gắn bó của các thành viên trong gia đình nữa, sự gắn kết của toàn dân tộc. Không chỉ vậy, nguyên liệu vỏ bánh được làm từ nếp ngon như lời khẳng định sự phát triển lâu đời của nền nông nghiệp nước nhà, nhất là ngành nông nghiệp lúa nước đã nuôi sống biết bao thế hệ và vẫn còn mãi cho đến hôm nay.
Từ đó, bánh chưng là một món bánh truyền thống của miền Bắc và luôn được mọi người yêu thích. Bánh chưng được bao bọc bởi một lớp lá dong xanh mướt và buộc chắc chắn bằng những sợi dây lạt tạo nên một chiếc bánh chưng hình vuông đẹp mắt. Chiếc bánh đơn giản nhưng lại là hình ảnh quen thuộc hiện diện trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam.
Bánh đậu xanh
Đây là loại bánh nức tiếng của Hải Dương, do được làm từ đậu xanh nên có vị bùi, ngọt và thơm rất đặc trưng. Vào ngày Tết, bánh sẽ được đựng trong những chiếc hộp in hình rồng phượng hay gói trong lớp giấy in đồng tiền vàng. Người mua bánh này mang đi biếu, tặng đồng nghĩa với việc gửi đến gia chủ lời chúc tài lộc vào năm mới.
Bánh phu thê
Bánh phu thê hay còn gọi su sê, xu xê, là loại bánh quen thuộc trong dịp cưới hỏi và ngày lễ, Tết ở miền Bắc, đặc biệt là Bắc Ninh – quê hương của bánh. Bánh có màu xanh bắt mắt, lớp bột bánh dẻo và trong, vị bánh ngọt dịu và thơm nhẹ. Cũng vì tên gọi phu thê, mà loại bánh này tượng trưng cho tình yêu thủy chung của lứa đôi, tình nghĩa sắt son của vợ chồng.
Bánh ngày Tết ở miền Trung
Bánh in
Nếu miền Bắc nhà nhà người người đều ăn bánh chưng ngày Tết, thì người miền Trung, nhất là ở Huế, sẽ ăn bánh in. Bánh in là bánh địa phương, xưa vốn được làm dành riêng cho vua chúa và giờ đây là loại bánh cổ truyền không thể thiếu. Nguyên liệu của bánh gồm có bột nếp, bột năng, đường và đậu xanh. Sau đó bánh được in thành nhiều hình như hình rồng phượng, các loại chữ phúc, tài, lộc, thọ,… như thay lời chúc năm mới phúc lộc, cát tường.
Bánh ít lá gai
Cũng như người miền Nam ăn bánh ít 3 ngày Tết, người miền Trung cũng ăn bánh ít, nhưng là bánh ít lá gai, đặc sản của Bình Định. Theo dân gian, bánh này xuất hiện từ thời vua Hùng, được người con gái út của Vua sáng tạo ra từ bánh Chưng, bánh Dày. Bánh có dạng hình khối, có vị thơm ngon, dẻo bùi nên ai đã từng nếm qua đều khó lòng mà quên được.
Bánh tổ
Dịp Tết Nguyên đán, người dân xứ Quảng nói riêng và người miền Trung nói chung sẽ ăn bánh tổ. Món này là sự kết hợp tuyệt vời giữa vị cay nồng nhưng ấm của gừng, vị bùi của gạo nếp và thơm ngọt của đường đen. Khi làm bánh, phần khuôn sẽ được lót bằng tre và ghim thật chặt để tránh tình trạng bung ra. Phần mặt bánh sẽ được rắc lớp mè thật thơm.
Bánh ngày Tết ở miền Nam
Bánh tét
Nhắc đến bánh truyền thống ngày Tết ở miền Nam, thì không thể bỏ qua bánh Tét. Đây cũng là món bánh có mặt trong mâm cơm ngày Tết miền Trung, nhưng hương vị thì khác hẳn nhau. Loại bánh này mang ý nghĩa cho sự tốt lành, đủ đầy và che chở, bảo bọc qua từng lớp lá.
Tương tự bánh chưng, cũng có gạo nếp dẻo thơm, thịt mỡ béo đậu xanh bùi, nhưng phần nhân của bánh tét được tiết chế lại vừa phải, và có nơi chỉ chọn mỡ mà không lấy thịt heo. Phần lá của bánh tét là lá chuối xanh và được gói thành hình trụ, cột bằng dây lát. Hương vị thơm nhẹ của thịt mỡ béo ngậy cùng, mùi nếp mới, khi ăn sẽ cắt ra từng khoanh tròn được gói trong lớp lá tươi xanh đẹp mắt chính là điểm nhấn của bánh.
Bánh thuẫn
Bánh thuẫn là loại bánh nướng theo khuôn, được làm từ bột mì kết hợp cùng trứng gà, đường và vani tạo mùi, một ít dầu ăn cho bánh được bóng đẹp theo khuôn và mang mùi thơm đậm đà nức mũi. Cách làm bánh tuy đơn giản nhưng lại mang hương vị béo thơm, màu vàng bắt mắt nên luôn được chọn làm bánh đãi, tặng khách mỗi dịp Tết đến.
Có thể nói, với những loại bánh truyền thống đặc trưng này, dù mỗi vùng miền có khác nhau nhưng đều đã góp phần làm nên những màu sắc đa dạng cho ngày Tết cổ truyền dân tộc. Dù đi đâu, làm gì, mỗi lần được thưởng thức những món bánh cổ truyền này, người Việt lại có dịp hồi nhớ về quê hương xứ sở, nhớ về ngày Tết dân tộc đầy ý nghĩa.
Thu Trang (Tổng hợp)
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm