Đồng Nai khám sàng lọc bướu cổ cho hơn 1.000 học sinh

Nhằm đánh giá tỷ lệ bướu cổ của trẻ em ở độ tuổi 8-10 tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức khám sàng lọc bướu cổ cho 1.100 học sinh tại 11 trường tiểu học ở 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh từ ngày 24/10 đến ngày 7/11/2022.
02/11/2022 15:54

Cụ thể, tại mỗi huyện, thành phố sẽ chọn 1 trường học, mỗi trường sẽ chọn 100 học sinh độ tuổi 8-10 (tương ứng với học sinh từ lớp 3- lớp 5) và chọn tỷ lệ nam, nữ như nhau để tiến hành khám sàng lọc, siêu âm bướu cổ. Ngoài ra, phỏng vấn 20 phụ huynh để tìm hiểu thông tin liên quan.

Trẻ có nguy cơ cao bị bướu cổ do ít sử dụng thực phẩm chứa i-ốt, trẻ đang dậy thì, gia đình có người bị tuyến giáp, từng điều trị bệnh tâm thần, viêm nhiễm tuyến giáp...

Khám và siêu âm bướu cổ cho các em học sinh tại huyện Long Thành. Ảnh: VTV

Khám và siêu âm bướu cổ cho các em học sinh tại huyện Long Thành. Ảnh: VTV

Các loại bướu cổ trẻ em dễ mắc như bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Graves (còn gọi là bệnh Basedow), bướu cổ vị thành niên, viêm tuyến giáp do virus hoặc vi khuẩn, nang tuyến giáp, trẻ bị bướu cổ do thiếu iốt, bệnh bướu cổ do thuốc và các yếu tố vi lượng…

Để phòng ngừa bệnh bướu cổ ở trẻ, ba mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cần cung cấp đủ 150 mcg i-ốt mỗi ngày cho trẻ bằng các thực phẩm như muối có i-ốt, cá biển (một kg cá thu chứa 800 mcg i-ốt), cua hoặc ghẹ (một kg có khoảng 100 mcg i-ốt), cần tây (một kg có 160 mcg i-ốt), khoai tây... Nếu hoạt động tuyến giáp của trẻ kém có thể bổ sung thêm vitamin D và selenium, kẽm để tăng cường sức khỏe tuyến giáp.

Theo VTV

comment Bình luận

largeer