Đột biến gen ảnh hưởng tới tiến triển bệnh ở người mắc COVID-19
Các gen kiểm soát hệ thống miễn dịch của vật chủ, góp phần giải thích nguyên nhân cơ thể phản ứng dữ dội với bệnh COVID-19.
Mọi người thường cho rằng, protein đột biến là yếu tố thúc đẩy biến thể mới của COVID-19. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng, đột biến ở các gen “phụ” này đóng một vai trò trong tiến triển của bệnh.
Do đó, các nhà khoa học tin rằng, những protein phụ này cần được nghiên cứu thêm. Bởi, các đột biến của chúng có thể trở nên nhiều hơn. Phát hiện đã được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia.

BA.4 và BA.5 đều trốn tránh hệ thống miễn dịch do đột biến trong protein
Biến thể BA.4 của Omicron đã bị BA.5 “vượt mặt”. Cả hai biến thể này dường như trốn tránh hệ thống miễn dịch do đột biến trong protein. “Điều thú vị là cả hai biến thể BA.4 và BA.5 đều có cùng trình tự di truyền đối với protein đột biến. Điều này có nghĩa là các gen protein không đột biến dường như ảnh hưởng đến cách virus tự sao chép và gây bệnh”, ông Matthew Frieman - Giáo sư về Nghiên cứu Mầm bệnh virus tại Khoa Vi sinh & Miễn dịch học cho biết.
Virus SARS-CoV-2 có ba loại gen. Đó là những gen liên quan đến việc tạo ra nhiều bản sao của virus. Đối với nghiên cứu mới này, các nhà khoa học muốn tìm hiểu chức năng của các gen phụ.
Họ đã tái tạo các virus trong số bốn protein phụ. Sau đó, nhóm cho chuột nhiễm các virus mới này hoặc virus ban đầu. Tiếp theo, họ quan sát cách mỗi loại virus ảnh hưởng đến chuột.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, virus thiếu gen ORF3a/b dẫn đến bệnh nhiễm trùng nhẹ hơn so với virus SARS-CoV-2 ban đầu. Những con chuột bị nhiễm chủng virus này giảm cân ít hơn. Chúng cũng có ít virus trong phổi hơn.
Những phát hiện này chỉ ra rằng, gen ORF3a/b có thể đóng một vai trò nhất định trong việc tạo ra nhiều bản sao của virus hơn, thông qua sự nhân lên của virus hoặc ngăn chặn phản ứng miễn dịch đối với bệnh.
Các thí nghiệm khác cho thấy, ORF3a/b dường như kích hoạt hệ thống miễn dịch bẩm sinh của cơ thể - tuyến phòng thủ đầu tiên do hệ thống miễn dịch phát động. Từ đó, báo hiệu rằng, một kẻ xâm nhập cần phải bị đánh bại.
Ngược lại, các nhà nghiên cứu phát hiện, chuột bị nhiễm virus thiếu gen ORF8 bị bệnh nặng hơn so với đồng loại mắc dòng SARS-CoV-2 ban đầu. Cụ thể, những con chuột này bị viêm phổi nặng hơn. Các nhà nghiên cứu cho biết, ORF8 dường như kiểm soát phản ứng miễn dịch trong phổi.
Các nhà khoa học phát hiện, protein đột biến quyết định mức độ nghiêm trọng của một số biến thể. Gamma yếu hơn các biến thể khác về khả năng sao chép và lây nhiễm. Các nhà nghiên cứu cho rằng, đột biến ở gen, đặc biệt là trong ORF8, đóng một vai trò trong việc khiến biến thể yếu hơn.
Theo MedicalXpress

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm