Dược liệu xuyên tâm liên và những lưu ý khi sử dụng

Xuyên tâm liên là vị thuốc có tính hàn, vị đắng, khi dùng vị thuốc này cần đặc biệt lưu ý một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy hoặc thậm chí là sốc phản vệ nếu sử dụng sai cách.
30/06/2022 16:44
20211216_122231_288080_xuyen-tam-lien-tac-_max-1800x1800

Xuyên tâm liên là gì?

Xuyên tâm liên là một loại thảo dược rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm và thổ nhưỡng ở nước ta. Xuyên tâm liên là dạng cây nhỏ, dạng cây thân thảo, chỉ cao chừng 1m và có thể sống từ 1 – 2 năm. Thân cây có tiết diện vuông, có nhiều nhánh và chia ra 4 hướng. Lá cây có hình trứng, cuống ngắn, các lá mọc đối xứng. Hoa xuyên tâm liên nhỏ màu trắng điểm đốm hồng, xếp thành chùm tập trung nhiều ở ngọn hay kẽ lá.

Khi xuyên tâm liên vừa ra nụ là thời điểm thu hoạch lá cây, khi cây nở hoa có thể thu hoạch toàn bộ thân cây. Bộ phận của xuyên tâm liên để dùng làm thuốc là toàn bộ phần trên mặt đất. Sau khi xuyên tâm liên được thu hoạch cần phải rửa sạch, cắt thành các khúc nhỏ. Có thể sử dụng xuyên tâm liên tươi hoặc sấy nhẹ hay phơi trong bóng Râm đến khi khô hẳn.

Công dụng xuyên tâm liên

Theo Y Học Cổ Truyền, xuyên tâm liên là loại thảo dược có tính hàn, vị đắng. Tác dụng điển hình của cây có thể kể đến bao gồm: thanh nhiệt giải độc; giảm đau; hoạt huyết; giảm phù nề; điều trị cảm sốt, ho, cúm, viêm hô hấp; chữa các bệnh như viêm tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa, viêm đường ruột; giảm đau bụng kinh, đau nhức mình mẩy, phong tê thấp, mụn nhọt và tăng huyết áp... Ngoài ra, thuốc Đông y xuyên tâm liên còn có nhiều công dụng khác nhưng tác dụng nổi bật nhất là khả năng kháng vi khuẩn, virus và nấm. Không những vậy, loại thảo dược này còn giúp kích thích hệ thống miễn dịch chống lại các tác nhân gây viêm, oxy hóa, bệnh ung thư và hỗ trợ các triệu chứng viêm khớp.

Nhờ vào các tác dụng trên mà xuyên tâm liên được dùng rộng rãi trong điều trị bệnh tăng huyết áp sốt, viêm, tiêu chảy cấp, bệnh gan, ung thư, thủy đậu, sốt rét, tiểu đường... Không những vậy, xuyên tâm liên đã được chiết xuất và có mặt trong nhiều loại thuốc trên thị trường.

Trong khoảng thời gian gần đây, nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu tác dụng của cây thuốc Xuyên tâm liên trong điều trị COVID-19. Kết quả của Viện Nghiên cứu Y Học Cổ Truyền Thái Lan đã cho thấy tất cả bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 ở triệu chứng nhẹ (đau đầu, đau họng, ho, sổ mũi) sẽ cải thiện tình trạng sau 3 ngày dùng dược liệu, với liều lượng 180mg xuyên tâm liên, chia thành 2 lần dùng trong ngày.

Truong-cao-dang-duoc-sai-gon-37

Tác dụng phụ của xuyên tâm liên

Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sử dụng xuyên tâm liên thường xuyên không đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ như: đau đầu; đau hoặc có dấu hiệu sưng hạch bạch huyết; buồn nôn; tiêu chảy khi sử dụng dài ngày; thay đổi vị giác; mệt mỏi, chóng mặt.

Người dùng thuốc có thể bị dị ứng và sốc phản vệ, tuy nhiên chúng hiếm khi xuất hiện. Những bệnh nhân dùng liều quá cao có thể xuất hiện các hạch hoặc chấn thương thận cấp tính (đau hạ sườn, giảm lượng nước tiểu, buồn nôn và nôn). Tuy nhiên các tác dụng phụ mà vị thuốc này gây ra còn tùy thuộc cơ địa mỗi người. Nhiều bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm giảm huyết áp, chống đông máu hay kháng tiểu cầu, nếu dùng xuyên tâm liên có thể làm tăng tác dụng của các thuốc.

Không nên dùng thuốc xuyên tâm liên cho các đối tượng bệnh nhân sau: bệnh nhân cao huyết áp; bệnh nhân có tiền sử dạ dày và lách yếu lạnh, hay đầy hơi, đau bụng râm ran, khó tiêu, tiêu chảy; bệnh nhân có tiền sử máu khó đông; bệnh nhân có bệnh về sinh sản.

Lê Khanh - Sông Cấm

comment Bình luận

largeer