EU đối mặt nhiều thách thức trong cuộc chiến chống tin giả COVID-19
Lực lượng đặc trách chống tin giả của Liên minh châu Âu (EU) đang đối mặt tới tình trạng thiếu nhân sự và năng lực, trong bối cảnh các thông tin sai lệch liên quan đến COVID-19 “lan nhanh như virus”.
Vào tháng 4/2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại châu Âu, nhân viên chính sách EU Felix Kartte và các đồng nghiệp hiện làm việc tại StratCom, đơn vị chiến lược thuộc cơ quan ngoại giao EU có nhiệm vụ phát hiện thông tin sai lệch về COVID-19 và vaccine. Các chuyên gia tại StratCom chịu trách nhiệm đánh dấu những bài đăng thất thiệt trên dữ liệu giám sát và viết báo cáo. Chuyên gia Felix Kartte phải làm việc 14 giờ/ngày để cố gắng xử lý khối lượng tin giả khổng lồ liên quan đến đại dịch.
Một người tham gia biểu tình chống vaccine tại Barcelona vào tháng 7/2021
Ở thời điểm đầu năm 2020, châu Âu có nhiều bài đăng cho rằng dịch COVID-19 chỉ là trò lừa và bắt nguồn từ mạng không dây 5G. Ngoài ra còn xuất hiện thông tin nói rằng có thể chữa COVID-19 bằng thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine.
Từ văn phòng tại trụ sở cơ quan ngoại giao của EU ở Brussels, một nhóm các nhà phân tích đã tìm kiếm trên internet những thông tin đã đăng với mục đích gây ảnh hưởng đến dư luận châu Âu. Họ kiểm tra thực tế bất kỳ điều gì làm dấy lên nghi ngờ. Thông tin được xác định là sai lệch hoặc gây hiểu nhầm sẽ được lưu lại trên cơ sở dữ liệu công khai.
Nhà phân tích tin giả hàng đầu của EU từ năm 2015-2018 Jakub Kalensky nhớ lại giai đoạn đầu, khi đó phần lớn ông làm việc một mình. Các ca làm việc vào cuối tuần chỉ được hỗ trợ bởi một mạng lưới các tình nguyện viên không được trả lương trên khắp châu Âu. “Tất cả họ đều làm việc miễn phí cho chúng tôi vì chúng tôi không có tiền”, ông Jakub Kalensky nói. Nhóm nghiên cứu đã phơi bày hàng chục thông tin sai lệch mỗi ngày.
Đến năm 2018, StratCom được mở rộng và EU cũng thành lập Hệ thống Cảnh báo nhanh để các thành viên của khối có thể sử dụng nhằm chia sẻ thông tin về tin giả.
StratCom tuyển dụng 16 nhân sự và có ngân sách hàng năm vào khoảng vài triệu euro. Những nhân sự này đều khá trẻ, từng làm trong lĩnh vực báo chí truyền thông hoặc ngoại giao. Tuy nhiên, quy mô và phạm vi hoạt động của StratCom bị thu hẹp đáng kể, khi ngân sách chỉ tập trung phát hiện những thông tin sai lệch nhằm phá hoại EU.
Mức đầu tư ngân sách cho StratCom trái ngược hoàn toàn với chiến dịch ngăn chặn tin giả về COVID-19 tại Nga. Các hoạt động truyền thông do Nga tài trợ có tổng ngân sách hàng năm khoảng 2,8 tỷ USD, nhằm quảng bá vaccine Sputnik V và chống tin sai lệch về vaccine của Nga.
Ông Jakub Kalensky đánh giá nguồn lực của StratCom chỉ có thể nắm bắt được “phần nổi của tảng băng”.
Vào tuần đầu tiên của tháng 4/2020, xuất hiện thông tin Mỹ tịch thu một lô hàng khẩu trang ở Thái Lan đang trên hành trình được chuyển đến Đức. Các quan chức Mỹ ngay lập tức tố cáo câu chuyện là dối trá. Nhưng vào thời điểm khẩu trang trở thành mặt hàng khan hiếm và là mối quan tâm hàng đầu trong phòng dịch, giới chức Đức đã cáo buộc chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump là "cướp biển hiện đại".
Cùng thời điểm đó, có hàng loạt thông tin vô căn cứ về khẩu trang tịch thu tại Italia, Đức, Hy Lạp và Pháp. Đây là hiện tượng toàn cầu mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo đó là “dịch bệnh tin giả”. Tuy nhiên, các tổ chức tại châu Âu đã không phản ứng hiệu quả nhằm ngăn chặn các thông tin sai lệch này.
Sau hơn một năm, EU tiếp tục đối mặt với chỉ trích vì đã không phản ứng đủ với thông tin giả, bị coi là mang đến rủi ro lớn cho chống dịch COVID-19 toàn cầu.
Theo ông Monika Richter - cựu nhân viên của StratCom, EU đã ưu tiên dựa vào nền tảng truyền thông xã hội để loại bỏ các thông tin sai lệch. Vấn đề công nghệ, tác nhân bất khả tri đã được loại bỏ khỏi câu hỏi về ảnh hưởng độc tài ở châu Âu".
Tòa thẩm kế châu Âu (ECA) hồi tháng 6 vưa qua cảnh báo rằng chiến thuật của EU về tin giả đang chậm chân so với các mối đe dọa mới nổi.
Nathalie Vogel - nhà phân tích cấp cao tại Kremlin Watch, cơ quan chuyên theo dõi các thông tin sai lệch của Nga, cho biết: “Phản ứng của EU tạo kẽ hở cho việc phát tán các thông tin sai lệch về dịch COVID-19, đồng thời gây mất lòng tin vào các cơ quan y tế công cộng.
Theo KTĐT
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm