Gia Lai xử lý 1.788 vụ vi phạm an toàn thực phẩm, phạt tiền gần 4,3 tỉ đồng trong 10 năm qua

Trong 10 năm, với nhiều nỗ lực Cục QLTT tỉnh Gia Lai đã đạt được nhiều kết quả về nhiều mặt công tác đối với việc thực hiện Luật An toàn thực phẩm.
12/09/2022 11:28

Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất không thể thiếu trong cuộc sống. ATTP đã và đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng, người sản xuất chế biến, người quản lý và các cấp chính quyền. Hàng năm, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm về ATTP, hàng ngàn sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn được tiêu hủy. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm cơ bản vẫn là nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình nên việc kiểm soát ATTP rất khó khăn, công tác quản lý ATTP còn nhiều bất cập, hạn chế về nguồn lực và đầu tư kinh phí, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Luật ATTP được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010 và có hiệu lực vào ngày 1/7/2011 là một bước đột phá của công tác quản lý ATTP, là công cụ để cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc quản lý ATTP và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP.

Trong những năm qua, thực hiện Luật ATTP. Đồng thời, triển khai thực hiện chỉ đạo của các cấp về công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP, đặc biệt là Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP và Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong tình hình mới, Cục QLTT tỉnh Gia Lai đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo kiểm tra thường xuyên, kiểm tra chuyên đề hoặc kiểm tra đột xuất theo từng lĩnh vực, thời điểm cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

lop

Các Phòng, Đội QLTT trực thuộc đã triển khai đúng quy định, có hiệu quả hoạt động kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Kịp thời xử lý các hành vi kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc,... Kết quả đã xử lý 1.788 vụ vi phạm. Phạt tiền gần 4,3 tỉ đồng. Thu giữ và xử lý hàng ngàn sản phẩm thực phẩm vi phạm như bánh Trung thu giả nhãn hiệu Kim Ngân Đồng Khánh; thịt đông lạnh không rõ nguồn gốc; rượu giả mão nhãn hiệu Vodka; bột ngọt giả mạo nhãn hiệu A-One, bánh, mức kẹo, đường nhập lậu; nước yến giả nhãn hiệu “DrSannestPro”,…

Thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATTP, hàng năm Cục QLTT tỉnh Gia Lai thường xuyên cử lực lượng tham gia các Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố. Đặc biệt là trong các đợt cao điểm như: Tết Nguyên đán, “Tháng hành động vì ATTP”, tết Trung thu,… do Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, Sở Y tế tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ trì. Hoạt động phối hợp đã thu được nhiều kết quả quan trọng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động tuyên truyền được tăng cường, các Đội đã triển khai cho 2.333 cơ sở kinh doanh thực phẩm ký các bản cam kết về ATTP với nhiều nội dung. Ngoài ra, việc đăng tin bài trên trang thông tin điện tử của Cục, phối hợp với các cơ quan báo, đài tại địa phương,… cũng được Cục chú trọng.

Hoạt động kiểm tra về an toàn thực phẩm mặc dù còn nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, kinh phí, nhận thức và điều kiện kinh tế của người tiêu dùng,… nhưng đã đạt được kết quả nhất định. Để đạt được kết quả nêu trên, một phần nhờ vào các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP thời gian qua đã được ban hành tương đối đầy đủ và kịp thời. Từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về ATTP, góp phần đảm bảo ATTP trong đời sống xã hội. Các quy định pháp luật được ban hành đúng thẩm quyền, bám sát yêu cầu quản lý nhà nước, bảo đảm tính khả thi, khá thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Cùng với đó Luật đã có sự phân cấp quản lý đối với các sản phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm cụ thể nên đã phát huy hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý ATTP.

Tiến Vương

comment Bình luận

largeer