Giải pháp kích thích mọc tóc cho người rụng tóc lâu năm

Cuộc sống hiện đại khiến bệnh rụng tóc ngày càng trở nên phổ biến. Theo một số thông kê thì cứ 3 người trong độ tuổi 30 thì có 1 người bị rụng tóc. Con số này ở độ tuổi 50 là 2/3. Rất nhiều người chấp nhận sống chung với tình trạng này bởi không tìm ra được giải pháp nào ngăn chặn tình trạng này.
29/06/2021 11:01

Rụng tóc là sinh lý bình thường hay bệnh lý?

Chu kỳ phát triển của tóc xảy ra theo một chu kỳ hoạt động không liên tục, trải qua 3 pha:

- Pha anagen: pha mọc tóc. Tóc mọc thêm liên tục, trung bình mỗi ngày mọc thêm 0.35mm. Pha này kéo dài 3 – 5 năm. Túi tóc sẽ sản sinh ra màu tóc còn máu sẽ cung cấp dinh dưỡng và khoảng chất cho tóc phát triển.

- Pha catagen: pha chuyển tiếp. Tóc sẽ tách khỏi nguồn nuôi dưỡng là mạch máu, bị đẩy lên trên khi tóc con bắt đầu hình thành. Giai đoạn này thường kéo dài 2 – 4 tuần.

- Pha telogen: pha nghỉ. Nang tóc trở nên yếu, mỏng manh, tóc dễ dàng bị bứt ra nhường chỗ cho tóc mới. Quá trình này diễn ra khoảng 3 tháng trước khi tóc rụng.

Trên da đầu lúc nào cũng có khoảng 90% tóc trong giai đoạn đang mọc và 10% tóc trong giai đoạn nghỉ. Bình thường mỗi ngày có khoảng 20 – 100 sợi tóc rụng đi, và tóc cũng thưa dần khi có tuổi.

Như vậy rụng tóc cũng là một quá trình sinh lý bình thường của con người. Tuy nhiên, nếu rụng nhiều hơn 100 sợi mỗi ngày thì được coi là bệnh lý. Một dấu hiệu khác dễ nhận ra của rụng tóc bệnh lý đó là tình trạng tóc bị rụng ngay cả chỉ vuốt nhẹ tóc. Nghĩa là tóc rụng ngay cả khi không dùng lược chải hoặc gội đầu.

Phân loại rụng tóc

Trong y học, rụng tóc được phân loại theo nhiều cách nhưng đa phần các bác sỹ sẽ phân chia rụng tóc làm 2 loại lớn theo hình thái đó là rụng tóc sẹo và rụng tóc không sẹo.

Rụng tóc sẹo là hiện tượng phá hủy vĩnh viễn tế bào gốc ở nang tóc làm mất khả năng mọc lại của tóc. Rụng tóc sẹo hiếm xảy ra và thường là hậu quả của một số bệnh lý như lupus ban đỏ, trứng cá sẹo lồi, li chen phẳng nang lông…

Rụng tóc không sẹo phổ biến hơn rất nhiều so với rụng tóc sẹo. Nang tóc không bị phá hủy đến tận cùng nên tóc hoàn toàn có thể mọc lại sau rụng.

Nguyên nhân gây rụng tóc

Nguyên nhân bệnh lý

Rụng tóc do bệnh lý thường liên quan đến các tình trạng rối loạn nội tiết và rối loạn di truyền. thường gặp nhất là hói – rụng tóc androgren. Ngoài ra cũng gặp rụng tóc trong các bệnh lý như giang mai, lupus ban đỏ, trứng cá sẹo da đầu, hoặc các trường hợp rụng tóc sau phẫu thuật, sau sử dụng thuốc điều trị các bệnh khác…

c4

Có nhiều nguyên nhân gây ra rụng tóc, hói đầu (ảnh minh họa)

Các thói quen sinh hoạt cũng dẫn đến rụng tóc

Đầu tiên phải nói đến chế độ dinh dưỡng. Tóc được cấu tạo chủ yếu là protein. Vì vậy chế độ ăn thiếu cân đối, thiếu chất, thói quen bỏ bữa làm cho tóc phát triển không đầy đủ, dễ gãy rụng.

Gội đầu bằng nước nóng. Mùa đông nhiều người có thói quen gọi đầu bằng nước nóng mà không biết nước nóng (> 40°C) làm cho tóc khô, mất nước và dễ gãy rụng.

Dầu gọi không phù hợp. Lựa chọn dầu gội phù hợp cho từng loại da đầu cũng quan trọng giống như lựa chọn sữa rửa mặt dành cho da vậy. Da đầu nhiều dầu cần lựa chọn loại vừa làm sạch nhờn vừa không gây khô tóc. Với các loại tóc khô mỏng cần loại dầu gội nhiều dưỡng chất và dưỡng ẩm. Các sản phẩm dầu gội có nồng độ cồn hoặc chất bảo quản cao thường dẫn đến tình trạng rụng tóc. Bên cạnh đó các loại hóa chất nhuộm tóc… cũng đóng vai trò thúc đẩy các tổn thương cấu trúc tóc.

Cột tóc quá chặt, nhất là các bạn nữ, gây ra một lực tác động mạnh lên sởi tóc, làm yếu phần chân tóc, nang tóc kéo theo tóc dễ gãy rụng.

Tác động lên tóc khi tóc còn ướt. Khi tóc còn ướt độ bão hòa với nước cao làm lớp biểu bì bảo vệ bị thay đổi nên dễ rụng hơn tóc khô. Lúc này chải tóc, vuốt tóc đều làm tóc dễ rụng.

Cuộc sống nhiều căng thẳng. Stress là một trong các nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố của cơ thể. Nội tiết tố là một trong các nguyên nhân tác động đến quá trình rụng tóc.

Làm gì để ngăn rụng tóc và kích thích tóc mọc lại?

Tất cả các nguyên nhân gây rụng tóc kể trên kết hợp với tình trạng nuôi dưỡng tóc kém sẽ gây ra rụng tóc. Khi rụng tóc nhiều và không điều trị kịp thời hoặc điều trị không triệt đề sẽ dẫn đến teo nang tóc, tóc rụng vĩnh viễn. Vì vậy để điều trị rụng tóc ngoài điều trị nhanh chóng các bệnh lý liên quan thì việc bổ sung dinh dưỡng cho tóc, mà cụ thể là làm tăng chất lượng, số lượng máu lưu thông vùng da đầu đóng vai trò quan trọng.

c5

Nuôi dưỡng kích thích mọc tóc (nguồn: internet)

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như biotin, vitamin B5… giúp tóc chắc khỏe hơn.

Ngủ đủ giấc và giữ cho tinh thần luôn thoải mái.

Tăng cường tuần hoàn máu vùng da đầu bằng cách massage da đầu nhẹ nhàng

Hạn chế các hoạt động, thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng xấu lên cấu trúc tóc, nang tóc…

Điều trị các bệnh lý liên quan đến rụng tóc.

Sử dụng các chế phẩm, sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để hỗ trợ ngăn ngừa rụng tóc.

Một số vị thuốc dân gian hỗ trợ chứng rụng tóc

Trong cuốn “Trung Tây hối thông y kinh tinh nghĩa” của Danh y Đường Tôn Hải có đoạn “phát tuy huyết chi dư, thực tắc huyết tòng nhi hóa. Khí nãi thận thủy chi sinh dương. Ngoại đạt bì mao, thượng hành tắc sinh đầu phát” tạm dịch: Tóc là phần thừa của huyết nhưng phần huyết dư đó phải được khí dương của thận khí hóa, thăng hoa lên trên cao nhất mới làm thành tóc.  Như vậy có thể hiểu theo y học cổ truyền các vấn đề liên quan đến tóc không nằm ngoài khí huyết, thận. Đa phần mọi người chỉ quan niệm “máu xấu” nên tóc bạc, tóc rụng sớm. Quan niệm như vậy không sai nhưng là chưa đủ. Điều này cũng lý giải cho việc nhiều người không thiếu máu và “máu không xấu” nhưng tóc vẫn bạc và rụng nhiều.

Trong đông y để điều trị các chứng bệnh rụng tóc thường sử dụng các bài thuốc bồi bổ cả khí huyết kiêm tư bổ thận. Đông y có rất nhiều vị thuốc điều trị rụng tóc tuy nhiên từ nhiều đời nay người Việt vẫn có câu “muốn cho xanh tóc đỏ da, rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô”. Thủ ô nghĩa là đầu đen. Ngay tên vị thuốc đã nêu bật được  giá trị của hà thủ ô trong điều trị các chứng bệnh tóc bạc và rụng tóc.

Hà thủ ô trong y học cổ truyền đóng vai trò quan trọng trong nhóm thuốc bồi bổ cơ thể nhất là tác dụng bồi bổ khí huyết, tư bổ can thận.

Hà thủ ô có 2 loại là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Xét trên góc độ tác dụng với điều trị bệnh thì 2 loại thủ ô này có tác dụng tương đồng (mặc dù vẫn có một số tác dụng khác biệt song không nhiều) nhưng mức độ hiệu quả thì có sự chênh lệch.

Đa phần các nghiên cứu ngày nay đều nghiên cứu về hà thủ ô đỏ, trong khi hà thủ ô trắng chưa được nghiên cứu và ứng dụng nhiều. Bên cạnh đó việc hà thủ ô trắng xuất hiện sản phẩm giả đang diễn ra khá phổ biến do vậy hiện nay phần lớn các bác sỹ đông y sử dụng hà thủ ô đỏ.

Bên cạnh việc sử dụng hà thủ ô thì nhiều vị thuốc bổ máu, bổ khí trong đông y như đương quy, thục địa, xuyên khung… kết hợp với các vị thuốc có tác dụng làm sạch da dầu như hương nhu, mần trầu, bồ kết.

BS Chuyên khoa da liễu Phương Thùy (SKĐS)

comment Bình luận

largeer