Giới nghiên cứu Hà Lan phát hiện biến chủng COVID-19 mới

Biến chủng B.1.1.523 được phát hiện lần đầu vào tháng 2 và có xu hướng gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây. Đặc biệt, chúng chứa nhiều đột biến có thể kháng vaccine.
01/10/2021 07:02

 

87

Ảnh minh họa

Nhóm chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chăm sóc và Sức khỏe Cộng đồng (CAPHRI), Trung tâm Y tế Đại học Maastricht , Maastricht, Hà Lan, mới đăng tải bài cảnh báo về một nghiên cứu nCoV mới trên bioRxiv. Biến chủng mới có tên B.1.1.523.

Theo News-medical, biến chủng này chứa nhiều đột biến liên quan các chủng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm đáng quan ngại như Delta, Beta, Alpha. Nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận F0 nhiễm B.1.1.523, chủ yếu là Nga, sau đó đến Đức, Mỹ, Australia…

Nhóm tác giả phát hiện sự gia tăng của biến chủng này thông qua bản đồ cập nhật kết quả giải trình tự gene SARS-CoV-2 trên toàn cầu (GISAID). Ca nhiễm B.1.1.523 đầu tiên được phát hiện vào tháng 2. Đến tháng 5, tần suất xuất hiện của nó tăng lên, nhưng lại có xu hướng vào tháng 6. Sau thời gian quan sát, ngày 14/7, giới nghiên cứu châu Âu xếp nó vào biến chủng đang theo dõi.

Chỉ sau hơn một tháng, GISAID đã ghi nhận 533 F0 nhiễm biến chủng mới. Nguồn gốc của B.1.1523 được cho là ở Moscow, Nga.

Lý do khiến giới khoa học Hà Lan cảnh báo về biến chủng này đó là sự biến mất của 3 axit amin trong kháng nguyên NTD và đột biến E484K. Đây là đột biến đã từng được tìm thấy trong bộ gene của Gamma, Beta.

Đột biến E484K làm thay đổi hình dạng gai protein của virus. Dạng đột biến đặc biệt này khiến virus khó bị hệ thống miễn dịch của cơ thể người phát hiện hơn. Đây là điểm khiến các biến chủng chứa đột biến E484K trở nên nguy hiểm và khó lường hơn.

Đặc biệt, theo nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học Imperial College London, E484K giúp biến chủng Gamma làm giảm mạnh hiệu quả của vaccine CoronaVac do Trung Quốc phát triển.

Điều đặc biệt ở biến chủng này đó là sự biến mất của 3 axit amin trong kháng nguyên NTD của B.1.1.523 giống hệt hiện tượng đã được quan sát ở các biến chủng đáng quan ngại (Alpha, Beta, Delta). Thậm chí, cấu trúc này được cho là khá tương đồng với Delta – biến chủng đang lây lan mạnh trên toàn cầu.

Với những phát hiện này, nhóm chuyên gia tại Hà Lan cảnh báo cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định rõ độc lực của biến chủng B1.1.523. Nguyên nhân là thế giới vừa chứng kiến số F0 trong ngày tại Nga cao kỷ lục sau thời gian dịch lắng xuống. Họ cần xác định thêm biến chủng COVID-19 mới có liên quan gì tới tình trạng này hay không.

Như vậy, chỉ trong tháng 9, giới nghiên cứu trên toàn cầu đã lên tiếng cảnh báo về 4 biến chủng COVID-19 mới. Đó là C.1.2, Mu, R.1 và B.1.1.523. Trong đó, Mu được WHO xếp vào nhóm cần quan tâm. R.1 đã phát hiện ở 49/50 bang ở Mỹ.

Theo Zing

comment Bình luận

largeer