Hà Nội: Ca mắc sốt xuất huyết tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh sốt xuất huyết đang lưu hành ở hơn 100 quốc gia; trong đó các khu vực châu Mỹ, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đặc biệt khu vực châu Á chiếm khoảng 70% gánh nặng bệnh tật toàn cầu.
Tại Việt Nam, sốt xuất huyết lưu hành phổ biến tại nhiều tỉnh, thành phố. Riêng Hà Nội là thành phố trọng điểm về sốt xuất huyết của khu vực miền Bắc. Số mắc ghi nhận những năm gần đây có xu hướng tăng cao hơn những năm trước, lan rộng tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Các huyện hằng năm có số mắc cao và các ổ dịch diễn biến phức tạp như: Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì, Thanh Oai…
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, năm 2022, toàn thành phố đã có hơn 19.000 trường hợp mắc bệnh, 25 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sốt xuất huyết. Trong năm 2023, tính từ đầu năm đến ngày 6/6 đã ghi nhận 357 trường hợp sốt xuất huyết tại 28/30 quận, huyện, thị xã (tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2022).
Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho rằng, quá trình đô thị hóa, điều kiện sống tạm bợ, cộng với điều kiện khí hậu nắng và mưa nhiều tạo thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh là muỗi vằn sinh sôi, phát triển. Thêm vào đó, tình trạng xả rác thải bừa bãi, phế liệu chưa được thu gom, tích trữ nước mưa, nước sinh hoạt, trồng cây cảnh, hòn non bộ… đã tạo ra các vật dụng chứa nước là môi trường cho muỗi truyền bệnh đẻ trứng và bọ gậy phát triển.
“Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết và bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp phòng, chống hiện nay chủ yếu là vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, diệt muỗi vằn. Tuy nhiên, việc huy động cộng đồng, nhân lực cho các hoạt động diệt bọ gậy, phun hóa chất tại nhiều nơi còn nhiều khó khăn, dẫn đến việc xử lý ổ dịch chưa triệt để. Do đó, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài”, bà Trần Thị Nhị Hà nhấn mạnh.
Theo Sở Y tế Hà Nội, bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng tại các nước và tại nhiều tỉnh, thành phố của nước ta. Dự báo, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết năm nay sẽ có những diễn biến phức tạp; công tác phòng, chống còn nhiều khó khăn.
Do đó, theo bà Trần Thị Nhị Hà, các quận, huyện, thị xã cần chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết một cách đồng bộ; trong đó tập trung quyết liệt việc diệt muỗi, diệt bọ gậy; giám sát các khu vực nguy cơ cao như nơi có ổ dịch cũ, vệ sinh môi trường kém, thiếu nước sạch, có nhiều nhà cho thuê trọ, có công trường xây dựng...
Đặc biệt, tuyên truyền, vận động người dân duy trì hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy trong và xung quanh hộ gia đình, tại cơ quan, xí nghiệp, trường học… hằng tuần. Khi bị sốt cao liên tục trên 2 ngày, người dân cần đến cơ sở y tế để được hướng dẫn, khám, điều trị, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà.
Theo Hà Nội mới
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm