Hà Nội: Khó xử lý tình trạng đốt rơm rạ tại các huyện ngoại thành
Trước thực trạng đốt rơm rạ vẫn tràn lan sau mỗi vụ gặt, Thành phố Hà Nội đã đưa ra nhiều Chỉ thị, cũng như giải pháp để xử lý triệt để vấn nạn trên, tuy nhiên, vẫn chưa mang lại hiệu quả.
Khó đủ đường
Theo kết quả kiểm tra đột xuất từ ngày 9 - 11/6 của tổ công tác liên ngành Hà Nội (Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an TP Hà Nội….), tại hầu hết các địa phương, tình trạng đốt rơm rạ đã giảm nhiều so với các năm trước. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn xảy ra với quy mô nhỏ lẻ và UBND các xã chưa có biện pháp xử lý.
Điển hình như tại huyện Thanh Oai, với tổng diện tích gieo trồng lúa mùa vụ trên địa bàn huyện khá lớn 6.470ha, tương đương 38.820 tấn rơm, rạ thải bỏ. Tình trạng đốt rơm rạ trên cánh đồng chỉ còn khoảng 1%.
Tại huyện Ứng Hòa, vụ Xuân năm 2021, tổng số rơm rạ phát sinh sau thu hoạch là 45.980 tấn đã được xử lý bằng các phương pháp như thu gom làm thức ăn gia súc, trồng nấm, tận dụng trồng rau màu chiếm 31%; biện pháp khác (để rơm rạ tại ruộng tự phân hủy…) 58%; đốt còn 11%. Trong khi đó, tại huyện Ba Vì, khối lượng rơm, rạ đốt sau thu hoạch giảm 5 - 10% so với những năm trước.

Huyện Thanh Oai còn một số xã tái diễn tình trạng đốt rơm, rạ
Bà Vũ Thị Oanh - Phụ trách phòng TN&MT huyện Ứng Hòa cho biết, thực hiện Chỉ thị số 15/2020/CT-UBND thành phố, địa phương đã áp dụng nhiều giải pháp, hành động cụ thể, thiết thực phấn đấu đến ngày 1/1/2021 không còn hoạt động đốt rơm rạ. Tuy nhiên, do diện tích các thửa ruộng còn nhỏ, khi thu hoạch sử dụng cơ giới nên việc thu gom rơm, rạ sau thu hoạch rất khó khăn. Người dân ít quan tâm đến việc sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh để cải tạo đất.
"Mặc dù, UBND huyện đã hỗ trợ một phần kinh phí cho người dân để mua chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ, nhưng sau khi hết hỗ trợ, người dân không tiếp tục chi trả nguồn kinh phí để mua, trong khi việc phát triển các ngành chăn nuôi để tận dụng rơm rạ làm thức ăn gia súc hoặc trồng nấm còn ít", bà Oanh chia sẻ.
Còn theo ông Dư Văn Dũng, Phó phòng TN&MT huyện Thanh Oai, trên địa bàn huyện vẫn còn một số xã tái diễn tình trạng đốt rơm rạ nhỏ lẻ, bên cạnh nguyên nhân do người dân không hợp tác trong việc hoàn đối ứng hoặc tự mua chế phẩm sinh học, giá thành chế phẩm xử lý cao, một trong những nguyên nhân phải kể đến là chế tài xử phạt vi phạm hành chính về đốt rơm rạ tại ruộng chưa rõ ràng, điều này gây khó khăn cho địa phương trong việc tiến hành xử lý hành vi trên.
Tăng cường vận động, hỗ trợ người dân
Để tình trạng đốt rơm rạ không còn tái diễn, các địa phương đã và đang tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại đối với sức khỏe, môi trường sống của hành vi này. Qua đó, vận động người dân loại bỏ thói quen đốt rơm rạ tại đồng ruộng, áp dụng các biện pháp xử lý an toàn, hợp vệ sinh, mang lại hiệu quả kinh tế.

Đốt rơm rạ là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
Theo bà Vũ Thị Oanh, ngoài việc vận động người dân, UBND huyện đã nghiêm túc phê bình trách nhiệm của Chủ tịch UBND các xã vẫn để tái diễn tình trạng đốt rơm rạ, đồng thời, yêu cầu Chủ tịch UBND các xã khẩn trương kiểm tra, xử lý và đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua cuối năm.
Bên cạnh đó, để khắc phục những khó khan, vướng mắc thực tại, UBND các huyện đã đưa ra kiến nghị UBND TP. Hà Nội và các đơn vị có liên quan có hướng dẫn cụ thể chế tài xử lý với hành vi đốt rơm rạ, tăng cường đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố phối hợp với các huyện. Đồng thời, hỗ trợ 100% kinh phí mua chế phẩm xử lý rơm tạ, mua máy cuốn ép rơm, giới thiệu mô hình thu gom rơm rạ sau thu hoạch phù hợp với điều kiện của từng huyện để ứng dụng, triển khai. Cùng với đó, định hướng, khuyến khích phát triển các ngành nghề sản xuất nông nghiệp tận dụng rơm rạ trong sản xuất…
Sau khi nghe ý kiến của các địa phương, đại diện Tổ công tác yêu cầu, thời gian tới, các huyện cần tăng cường nhiệm vụ thanh, kiểm tra không để tình trạng đốt rơm rạ, phụ phẩm diễn ra trên địa bàn. Định kỳ tháng 5 và tháng 10 hằng năm, UBND huyện tổng hợp kết quả thực hiện Chỉ thị 15/CT-UBND gửi Sở TN&MT để báo cáo UBND TP.
Ngày 9/6/2021, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân ký ban hành Công văn 3115/BTNMT-TCMT về việc tăng cường triển khai thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí tại các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng. Trong đó, yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở TN&MT, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, vận động không để người dân đốt rác thải tự phát, đốt rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch vụ mùa.
Trần Tuyên

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Nha khoa Nhân Tâm khai trương chi nhánh quận 7: Nâng tầm dịch vụ, bội thu quà vàng
Sáng 22/3, Nha khoa Nhân Tâm chính thức khai trương cơ sở mới tại 35 – 37 KDC Him Lam, đường Nguyễn Thị Thập, phường Tân Hưng, quận 7, TP. Hồ Chí Minh.March 22 at 5:55 pm -
BioHealth tiên phong làm đẹp xanh từ dược liệu Việt
Từ bao đời nay, người Việt đã tận dụng những báu vật thiên nhiên để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, từ bồ hòn, lá trầu không đến rau má, gừng, xương rồng tai thỏ... Lấy cảm hứng từ tinh hoa y học dân gian, BioHealth tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại vào dược liệu hữu cơ, mang đến giải pháp chăm sóc cá nhân an toàn, thuần chay và thân thiện với môi trường.March 22 at 1:49 pm -
Sẹo và thuốc trị sẹo Kaapvaal từ Công nghệ Y học tái tạo
Sẹo là dấu vết không mong muốn sau mỗi tổn thương trên da, có thể xuất hiện do tai nạn, bỏng, mụn trứng cá, phẫu thuật hoặc bệnh lý da liễu. Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẹo có thể gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người mất tự tin.March 21 at 10:00 am -
Pfizer và VNVC ký thảo luận về sản xuất vắc xin
Tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới Pfizer và Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký kết hợp tác chia sẻ kiến thức, xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam.March 19 at 10:56 am