Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, công tác chăm sóc sức khỏe người dân
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội số liệu khám bệnh, chữa bệnh trong 11 tháng năm 2022 đều tăng so với cùng kỳ năm 2011 với tổng số lượt khám chữa bệnh tăng 17,51% so với cùng kỳ; tổng số lượt điều trị nội trú tăng 14,41%; tổng xét nghiệm máu tăng 18,46%; chẩn đoán hình ảnh tăng 17,17%. Các bệnh viện đã xây dựng và triển khai các kế hoạch giảm chuyển tuyến với nhiều biện pháp như: phát triển chuyên môn, đáp ứng công tác khám chữa bệnh theo danh mục kỹ thuật chuyên môn theo phân tuyến bệnh viện, đào tạo nhân lực…
Các bác sĩ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội thực hiện ca phẫu thuật cho người bệnh
100% cơ sở KCB đã triển khai hệ thống KCB bằng thẻ BHYT điện tử (VSSID). Đã lắp đặt bổ sung các thiết bị đọc thẻ căn cước công dân gắn chíp để dần sử dụng thay thế cho thẻ bảo hiểm y tế. Tỷ lệ người dân sử dụng thẻ CCCD đi khám chữa bệnh khoảng 85%, các cơ sở khám chữa bệnh đang tiếp túc tăng cường công tác truyền thông cho người dân tiến tới đạt tỷ lệ 100%. Tỷ lệ chuyển tuyến bệnh nhân BHYT của toàn ngành là 4,48%. Trong đó, chuyển tuyến tới các bệnh viện Trung ương, Bộ, ngành là 43.436 lượt, tương đương 34,48% lượt chuyển tuyến. Đến hết 30/11/2022, các bệnh viện chuyển 6.521 lượt bệnh nhi đến các Bệnh viện Trung ương, bộ, ngành.
Trong 11 tháng đầu năm 2022, Sở Y tế Hà Nội tiếp tục làm tốt vai trò trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID - 19, đã tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả đầy đủ, kịp thời chỉ đạo của Bộ Y tế, Thành Ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về công tác phòng chống COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thiết lập, duy trì hệ thống cơ sở điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế, giảm thiểu tỷ lệ người bệnh tử vong; triển khai hiệu quả việc quản lý, giám sát người bệnh COVID-19 điều trị tại nhà. Từ tháng 4/2022 số lượng người mắc COVID-19 giảm nhanh, ca tử vong ít, chủ yếu là các ca bệnh có tuổi cao, bệnh nền.
Nhiều trang thiết bị hiện đại được Bệnh viện đa khoa Hà Đông đầu tư phục vụ người bệnh
Các bệnh viện đã thực hiện song song 2 nhiệm vụ khám chữa bệnh thường quy và đảm bảo công tác an toàn phòng, chống dịch COVID-19; duy trì các đơn vị điều trị tại khoa Truyền nhiễm, phòng bệnh cách ly riêng tại các khoa đối với trường hợp người bệnh ho, sốt. Đối với các dịch bệnh khác, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành các văn bản chỉ đạo các Bệnh viện bố trí đảm bảo giường bệnh, nhân lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị điều trị người bệnh Sốt xuất huyết, Adenovirus; Tổ chức tập huấn về chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh Sốt xuất huyết, Adenovirus, chân tay miệng cho toàn bộ các Bệnh viện, Trung tâm Y tế; Tổ chức 01 buổi bình bệnh án người bệnh sốt xuất huyết có diễn biến tử vong. Phân tích nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, đánh giá tiên lượng người bệnh; rút kinh nghiệm trong công tác điều trị tại các đơn vị trong ngành.
Người bệnh thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông
Các bệnh viện nâng cao chất lượng hoạt động khám bệnh, chữa bệnh triển khai thực hiện các văn bản, hướng dẫn chỉ đạo mới của Bộ Y tế trong công tác điều trị, chăm sóc người bệnh, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng người bệnh; xây dựng bệnh viện xanh - sạch - đẹp, giảm thải chất thải nhựa. Sở Y tế triển khai Thông tư 27/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021 của Bộ Y tế về quy định kê đơn thuốc điện tử, Thông tư 36/2021/TT. BYT quy định khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh lao; Thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 28/12/2021 về công tác điều dưỡng; Thông tư số 20/2022/TT-BYT về quản lý chất thải y tế. việc Triển khai các Quyết định của Bộ Y tế trong việc hướng dẫn chẩn đoán và điều trị: Chẩn đoán và điều trị bệnh chân tay miệng, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đậu mùa khi; Chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết…
Kiện toàn hệ thống chuyên khoa đầu ngành của Ngành y tế Hà Nội bổ sung 2 chuyên khoa đầu ngành: Dược lâm sàng (Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn) và Giải phẫu bệnh (Bệnh viện Ung bướu Hà Nội). Các hoạt động triển khai, sinh hoạt khoa học của chuyên khoa đầu ngành năm 2022 được đánh giá hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Bên cạnh đó, tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch liên thông kết quả xét nghiệm trong các bệnh viện có phòng xét nghiệm cùng mức, tiến tới nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm, giảm chi phi tối đa cho người bệnh. Thực hiện khảo sát và đôn đốc các đơn vị khám, chữa bệnh trên địa bàn về việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh; sử dụng căn cước công dân gắn chip trong khám chữa bệnh, thay tế cho thẻ bảo hiểm y tế. Kiểm tra, giám sát quy chế chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh và giám sát hoạt động khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các bệnh viện công lập và ngoài công lập trên địa bàn. Thông qua công tác kiểm tra giám sát phát hiện các vấn đề tồn tại của đơn vị để kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn các đơn vị hoàn thiện khắc phục.
Về triển khai kỹ thuật mới Sở Y tế định hướng, khuyến khích các chuyên khoa đầu ngành phát triển các kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu, mũi nhọn; tăng cường chỉ đạo tuyến, hướng dẫn các bệnh viện tuyến dưới triển khai các kỹ thuật mới tại bệnh viện. Các chuyên khoa đầu ngành đã tổ chức 155 lượt đi tuyến, chuyển giao kỹ thuật tại các đơn vị. Triển khai kỹ thuật cao tại các đơn vị ECMO tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện đa khoa Đức Giang; Chuyên ngành Gây mê hồi sức: Gây tê vùng dưới kích thích của máy dò thần kinh..
Các bệnh viện tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh góp phần rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh, đồng thời quản lý được các thông tin, dữ liệu khám bệnh, khuyến khích các đơn vị đẩy nhanh tiến độ triển khai bệnh án điện tử, kê đơn thuốc điện tử theo Thông tư 27/2021-TT-BYT quy định về kê đơn thuốc điện tử.
Không chỉ chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị, ngành y tế thành phố còn thực hiện lộ trình nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các bệnh viện. Điều đầu tiên giúp người bệnh có tâm lý thoải mái, gây ấn tượng là các bệnh viện phải làm tốt công tác tiếp đón, hướng dẫn đầy đủ cho người bệnh các thủ tục đến khám bệnh; những thông tin về các khoa, phòng, phí dịch vụ,…
Thu Hằng
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm