Hà Nội phẫu thuật thành công cho người bệnh suy thận bằng phương pháp AVF

Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai (Hà Nội) vừa tiếp nhận bệnh nhân nam, 41 tuổi vào viện với thể trạng mệt nhiều, đi tiểu ít, buồn nôn, kết quả xét nghiệm cho thấy chức năng thận giảm mạnh.
21/02/2023 14:36
g1a

Kíp phẫu thuật thực hiện phẫu thuật AVF cho bệnh nhân (Ảnh: BVCC)

Sau khi hội chẩn khoa HSTC, khoa ngoại, khoa thận nhân tạo, các bác sỹ đã quyết định nối thông động tĩnh mạch tự thân (AVF) để thay thế catheter lọc máu. Theo đó, Ths.Bs Vũ Đức Tâm và kíp mổ Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai đã phẫu thuật AVF thành công cho người bệnh suy thận.

Sau phẫu thuật, hiện tại người bệnh đã ổn định, vết mổ khô, đầu chi hồng ấm, không rối loạn cảm giác bàn tay, vận động bình thường.

Phẫu thuật AVF là phẫu thuật nối trực tiếp một động mạch (mạch máu đưa máu từ tim đi khắp cơ thể) và tĩnh mạch (mạch máu vận chuyển máu về tim) ở cánh tay của bệnh nhân, giúp hình thành một mạch máu lớn với lưu lượng máu lớn hơn, cung cấp đường vào mạch máu cho chạy thận nhân tạo. Đường vào mạch máu động – tĩnh mạch này còn được gọi là cầu tay, hay cầu nối AVF. Vì vậy, phẫu thuật AVF được nhiều người gọi là mổ cầu tay chạy thận. Phẫu thuật AVF rất quan trọng, vì đường vào mạch máu tốt và đủ lớn là điều kiện tiên quyết cho chạy thận nhân tạo.

Cầu nối AVF có ý nghĩa quyết định sống còn đối với bệnh nhân lọc máu. Vì vậy, bệnh nhân lọc máu phải có một cầu nối thật tốt, lưu lượng vừa đủ, không quá mạnh, không quá yếu, tránh nguy cơ suy tim, dùng suốt đời.

Theo Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai

comment Bình luận

largeer