Hãi hùng với thực phẩm chức năng loạn thị trường

Chưa bao giờ thực phẩm chức năng “lên ngôi” như hiện nay, người người, nhà nhà rao bán tràn lan trên mạng. Lấy mác thực phẩm chức năng, nhưng lại quảng cáo điều trị bách bệnh và “chém” giá cắt cổ. Người dân không phân biệt được thật giả của chất lượng thực phẩm chức năng.
06/02/2023 22:38

Thực tế cho thấy, không chỉ thực phẩm ăn uống bị làm giả, mà hiện nay thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng cũng được làm giả khá tinh vi và giao bán tràn lan. Thậm chí các đối tượng còn bất chấp, khi mà dùng mọi chiêu thức để quảng cáo sản phẩm thuốc điều trị, thực phẩm chức năng giả đến tay người tiêu dùng thông qua mạng xã hội. Người dùng rất bức xúc khi phát hiện mình bị lừa. Nhưng để ngăn chặn tình trạng này, bên cạnh nỗ lực của cơ quan chức năng, thì phụ thuộc rất nhiều vào chính người tiêu dùng. Bởi “có cầu, ắt có cung” và nếu người mua không đúng sản phẩm và địa chỉ uy tín, thì tình trạng này vẫn tiếp diễn.

Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất - kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, Bộ Y tế đã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý sai phạm của các DN, song cũng không thể xuể do quá nhiều cơ sở vi phạm.

Trong vai một khách hang, phóng viên chỉ cần truy cập google cụm từ “thực phẩm chức năng” thì hang trăm link quảng cáo các loại sản phẩm thuộc loại ngành hàng này xuất hiện. Khi phóng viên để lại số điện thoại, thì chỉ vài phút sau, các trang web hoặc face book điện thoại lại tư vấn bán hàng. Các sản phẩm được gia công đóng gói bao bì chỉn chu và đa dạng hình thức: viên nén, viên nhộng, dịch lỏng… Gía các loại thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe, hoặc giảm béo, thì tiền triệu.

Tuy nhiên, sai phạm mà nhiều cơ sở mắc phải nhất, nhằm đánh lừa người tiêu dùng, đó là việc quảng cáo trái phép. Cụ thể, bên cạnh các hình thức vi phạm như bán hàng/quảng cáo khi chưa được cấp phép truyền thông đã xuất hiện tình trạng quảng cáo, bán hàng online nhiều mặt hàng liên quan đến sức khỏe, nhưng không công bố, không đăng ký với các cơ quan quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, nhiều đối tượng sử dụng mạng xã hội, thậm chí sử dụng cả một số nhân vật có ảnh hưởng tới công chúng, để quảng cáo nhiều nội dung sai sự thật. Chưa kể, có sản phẩm quảng cáo bên trên ghi là dược sỹ, bác sỹ tư vấn, nhưng thực tế qua thanh tra, kiểm tra, nhiều dược sỹ, bác sỹ đó không có kiến thức về dinh dưỡng, thậm chí chỉ là sinh viên mới ra trường, chưa nhận bằng tốt nghiệp đại học, đóng giả làm bác sỹ, dược sỹ thực hiện tư vấn.

c1

Ảnh minh họa

Với những tồn tại nêu trên, theo ông Phong, cơ quan quản lý nhà nước sẽ xử phạt với khung cao nhất và đưa vào "danh sách đen" nhằm thường xuyên lấy mẫu kiểm nghiệm; thanh, kiểm tra với tần suất lớn nhằm phát hiện sai phạm (nếu có) để ngăn chặn nguy cơ sản phẩm kém chất lượng tới tay người tiêu dùng.

Nắm được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng lớn của người dân, nguồn cung các sản phẩm gắn mác “hàng xách tay” cũng vì thế mà nhiễu loạn, thực phẩm chức năng rởm tràn lan. Đối với những người nhẹ dạ cả tin, rất có thể vì những lời quảng cáo, những bài viết PR bay đến tận mây xanh mà mua sản phẩm về dùng.

Điển hình như, những sản phẩm thực phẩm chức năng giảm cân “hàng sách tay” ngày càng nhiều. Bằng hính thức rao bán thực phẩm chức năng (TPCN) trên mạng xã hội với những lời quảng cáo “có cánh”, thổi phồng công dụng sản phẩm ngày càng phổ biến. Với đủ các hình thức từ buôn bán online đến live stream tung hô sản phẩm, kẻ bán đánh vào tâm lý người tiêu dùng khiến cho người mua như rơi “vào mê hồn trận” giá cả, công dụng sản phẩm. Dạo quanh một vòng thị trường mua bán online người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy đủ loại TPCN từ sản phẩm tăng cường sinh lực, chống lão hóa, làm đẹp da, cải thiện vòng 1, đến tăng chiều cao... với các mức giá không đâu giống đâu. Và người tiêu dùng thì không quan tâm đến giấy phép hay thực phẩm thật hay giả.

Có một sự thật đáng cảnh báo là hiện nay không thiếu những người tin vào quảng cáo thực phẩm chức năng nên từ chối sử dụng thuốc chữa bệnh, khiến bệnh tình ngày một nặng thêm. Khi đến bệnh viện cầu cứu thì các bác sĩ cũng đành bó tay, vì đã bỏ qua mất thời gian vàng chữa bệnh hoặc bệnh nhân phải mất thêm nhiều thời gian, tiền bạc hơn để chạy chữa, thậm chí mất mạng đáng tiếc. Nói như vậy để thấy rằng, ngay cả với những thực phẩm chức năng đảm bảo cho người tiêu dùng cũng có thể dẫn đến những hiểm họa đáng tiếc cho sức khỏe, nếu không dùng đúng theo chỉ định, dùng mà không biết bản thân có phù hợp hay không, dùng mà không tham khảo ý kiến bác sĩ…

Để nhận biết thực phẩm chức năng có phải hàng thật hay không, người dân cần lưu ý đầu tiên phải quan sát bao bì thực phẩm, bao bì bắt buộc phải có thông tin nhà sản xuất cụ thể, sản phẩm được sản xuất ở số bao nhiêu, đường nào, quận nào… Nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm chức năng cần rõ ràng. Hình thức bên ngoài sản phẩm cần sắc nét. Có thể kiểm tra thực phẩm chức năng trên web nước ngoài vì những sản phẩm nhập chính hãng đều được đăng tải đủ thông tin lên website. Khi mua nên chọn mua sản phẩm tại những địa chỉ uy tín, tin cậy…

Ngọc Thành

comment Bình luận

largeer