Hiệu quả tích cực cho sức khỏe khi bấm huyệt, châm cứu huyệt Cưu Vĩ

Huyệt Cưu Vĩ hay còn được gọi là huyệt Vĩ Ế thuộc Nhâm mạch chạy dọc cơ thể. Theo y học cổ truyền, huyệt Vĩ Ế có thể kết hợp cùng với nhiều huyệt vị khác mang lại hiệu quả điều trị bệnh tích cực.
22/08/2022 11:15

Huyệt Cưu Vĩ là huyệt gì?

Tên gọi khác: Huyệt Hạt Cán, huyệt Vĩ Ế.

Xuất Xứ huyệt: Thiên “Cửu Châm Thập Nhị Nguyên” – Linh Khu 1.

Đặc tính: Là huyệt lạc nối với mạch Đốc, huyệt thứ 15 của mạch Nhâm. 

Huyệt Cưu Vĩ là huyệt đạo thứ 15 thuộc nhâm mạch có tác dụng chủ trị một số bệnh lý vùng ngực, bụng, thần kinh… 

Trong Trung Y Cương Mục có đề cập đến huyệt Cưu Vĩ nằm ở mũi ức nên được gọi theo hình dáng đỉnh xương ức. Giải phẫu cho thấy đỉnh xương ức giống như đuôi con chim ban cưu (chim tu hú, cu gáy). Cưu có nghĩa là chim cưu, Vĩ có nghĩa là cái đuôi và Cưu Vĩ chính là cái đuôi con chim Cưu. 

huyet-cuu-vi

(Ảnh minh họa)

Huyệt Cưu Vĩ nằm ở đâu? Cách xác định vị trí huyệt

Không chỉ đối với huyệt Vĩ Ế mà bất kỳ huyệt đạo nào cũng cần xác định đúng vị trí, tránh nhầm lẫn các huyệt với nhau và đảm bản an toàn khi châm cứu. 

Huyệt Vĩ Ế nằm ở ngay sát đầu mũi xương ức, chính xác là ở chỗ đầu trên của đường trắng, dưới mũi ứng 0.5 thốn. 

Giải phẫu y học cho thấy huyệt sẽ nằm ở sát đầu mũi ức, điểm đầu trên của đường trắng, sau thành bụng là thùy gan trái. Vùng da huyệt sẽ bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6. 

Tác dụng của huyệt Vĩ Ế với sức khỏe như thế nào?

Đa số các huyệt đạo thuộc mạch Nhâm đều có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, huyện Cưu Vĩ cũng vậy. Theo Trung Y Cương Mục huyệt Cưu Vĩ có tác dụng chính là định thần và làm giãn lồng ngực. 

Công dụng chủ trị: Châm cứu vào huyệt Hạt Cán chữa trị đau bụng trên, đau tức ngực, nấc, khó thở, suyễn. Ngoài ra huyệt còn có tác dụng với một số bệnh thuộc hệ thần kinh như động kinh, cuồng, tâm thần.

Cách phối huyệt Vĩ Ế:

Huyệt Vĩ Ế có thể phối hợp với nhiều huyệt vị khác để điều trị bệnh lý. Cụ thể như sau:

- Huyệt Hạt Cán + huyệt Hậu Khê + huyệt Thần Môn giúp chữa bệnh động kinh (ngũ giản) – Theo Thắng Ngọc Ca.

- Huyệt Vĩ Ế + huyệt Trung Quản + huyệt Thiếu Thương chữa bệnh chán ăn, động kinh – Theo Châm Cứu Đại Thành.

- Cưu Vĩ + huyệt Cự Khuyết + huyệt Thượng Quản + huyệt Trung Quản trị cuồng – Theo Châm Cứu Học Thượng Hải.

- Cưu Vĩ + huyệt Đại Chùy + huyệt Yêu Kỳ + huyệt Gian Sử + huyệt Phong Long trị bế chứng – Theo Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học.

Hướng dẫn cách châm cứu, bấm huyệt Cưu Vĩ

Do huyệt Vĩ Ế nằm trên thùy trái của gan nên khi châm cứu cần hết sức cẩn thận, không được đâm kim sâu quá làm ảnh hưởng đến thùy gan. Một số trường hợp kim quá sâu làm gan tổn thương, chảy máu trong rất nguy hiểm. 

Cách châm cứu bấm huyệt Cưu Vĩ đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn như sau:

Bấm huyệt: Xác định vị trí huyệt Vĩ Ế sau đó ấn nhẹ và xoay tròn theo chiều kim đồng hồ một vài phút. Có thể dùng dầu gió hoặc tinh dầu để tăng hiệu quả điều trị.

Châm cứu: Xác định vị trí huyệt, ấn giữ tay sau đó lấy kim đâm vào. Đối với huyệt Cưu Vĩ cần châm xiên, không châm thẳng dễ gây nguy hiểm, mũi kim hơi hướng xuống dưới sâu 0.5 – 1 thốn. Cứu trong khoảng 15 – 20 phút. 

Khi châm cứu huyệt Cưu Vĩ cần các định đắc khí thì mới có tác dụng. Khi đắc khí người bệnh sẽ cảm thấy căng, tức tại chỗ hoặc chạy đến vị trí đang đau. Nếu chưa đắc khí bác sĩ cần điều chỉnh bằng cách trước tác (Chim sẻ mổ), vê tròn kim (Thôi kinh dẫn khí) hoặc một số thủ thuật khác tới khi đạt đắc khí. 

Một số trường hợp không cảm nhận được đắc khí như người bị bại liệt hoặc người có thể trạng yếu sẽ cảm nhận đắc khí chậm hơn. 

Châm cứu và bấm huyệt Cưu Vĩ giúp loại trừ được nhiều bệnh lý, người bệnh nên tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, tốt nhất bệnh nhân nên đi thăm khám và thực hiện theo liệu trình tại những trung tâm điều trị châm cứu uy tín. Ngoài ra, sau khi châm cứu cần người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tránh tác động đến huyệt Vĩ Ế.

Theo Tạp chí Y học cổ truyền

comment Bình luận

largeer