Hiệu quả từ mô hình quản lý F0 cộng đồng của quận Gò Vấp, TP.HCM

Quận Gò Vấp, TP.HCM đã rất nhanh trí trong việc áp dụng mô hình chăm sóc F0 cộng đồng tại khu cách ly.
21/10/2021 06:31

Từ khi dịch COVID-19 diễn ra, quận Gò Vấp, TP.HCM đã nhanh trí áp dụng linh hoạt các giải pháp để giảm số ca nhiễm như hướng dẫn người dân giảm tối đa lây nhiễm chéo khi chăm sóc F0 cộng đồng tại nhà.

Empty

Việc chăm sóc F0 được thực hiện tốt nhờ sự phối hợp với 19 trạm y tế lưu động và 16 trạm y tế cơ hữu trên địa bàn mỗi phường. Trạm y tế lưu động phường 6, quận Gò Vấp, TP.HCM được đặt tại trường THCS An Nhơn. Ngôi trường thoáng mát, rộng rãi rậm rạp bóng cây xanh, trạm y tế lưu động được trang bị thuốc men, bình oxy cùng đội y tế bao gồm các thành viên của Học viện Quân y, Viện Bỏng Quốc gia và Học viện Y học Cổ truyền Việt Nam.

Empty

Trong khuôn viên của trường còn có cơ sở cách ly tạm thời cho hơn 160 F0 là người dân ở phường. Bà Đặng Thọ Nhật - Bí thư Đảng ủy phường 6, quận Gò Vấp, TP.HCM, cho biết: "Tại đợt dịch COVID-19 này, phường 6, quận Gò Vấp, TP.HCM test nhanh có đến hơn 500 ca mắc COVID-19, Đảng ủy phường họp bàn để làm sao cắt đứt nguồn lây. Sau khi đã bàn bạc, chúng tôi quyết định cùng với tất cả các biện pháp khác như vận động người dân tiêm vaccine, thực hiện 5K, thực hiện nghiêm Chỉ thị 16. Chúng tôi quyết định thành lập khu cách ly của phường 6 để bóc tách F0, mọi việc tương đối thuận lợi. Khi thành lập khu thu dung này, trên địa bàn có trường THCS An Nhơn, vận dụng tất cả cơ sở vật chất của trường. Các khu khác không có giường, chúng tôi chuẩn bị toàn bộ giường cho các F0, cơ sở vật chất thiếu gì thì được cấp đầy đủ ngay khi thành lập khu cách ly này. Sau đó có khoảng gần 60 các F0 đã khỏi bệnh tuyên truyền cho các trường hợp khác".

Empty

Bà Đặng Thọ Nhật - Bí thư Đảng ủy phường 6, quận Gò Vấp, TP.HCM

Quận Gò Vấp chủ trương chia nhỏ các nhóm F0 để quản lý, thay vì tập trung hết các F0 vào khu thu dung với vài ngàn người theo mô hình chia nhỏ ra, nhóm nào đủ điều kiện thì theo dõi sức khỏe tại nhà. Nếu không đủ điều kiện ở nhà, sợ lây nhiễm chéo thì được đưa đến các khu cách ly tạm thời của phường. Việc chia nhỏ này giúp quản lý chặt chẽ hơn các F0 tại các điểm cách ly tạm thời của phường, F0 được các y bác sĩ của trạm y tế lưu động thăm khám thường xuyên và thuận lợi hơn.

Empty

Ông Phạm Đình An - Chủ tịch phường 6, quận Gò Vấp, TP.HCM, chia sẻ: "Với sự hỗ trợ của trạm y tế lưu động thì chúng tôi quyết định dời toàn bộ trạm vào trong khu cách ly thì như vậy trạm có thể làm một lúc 2 nhiệm vụ. Thứ nhất giúp cho chúng tôi trong việc chăm sóc F0 đang được ở trong khu cách ly tạm thời và thứ hai là có thể xử trí các tình huống cấp cứu hỗ trợ cho người dân ở bên ngoài, trong khu dân cư ngay bên cạnh. Việc cấp cứu nửa đêm sẽ giúp giải quyết vấn đề ở ngay tại chỗ và chuyển viện những ca trở nặng. Tính đến nay, chúng tôi có 4 trường hợp như vậy và được các bác sĩ giải quyết nhanh gọn hơn so với việc F0 tại nhà khi nằm ở ngoài khu dân cư. Trước kia phải đưa lực lượng, chuyển xe, đưa bình oxy xuống dưới".

Empty

Ông Phạm Đình An - Chủ tịch phường 6, quận Gò Vấp, TP.HCM

TS.BS Nguyễn Trung Hòa - Giám đốc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp, cho hay: "Với mô hình quản lý F0 của phường, chúng tôi đã thực hiện theo 3 lớp, lớp thứ nhất là những người nào đủ điều kiện cách ly tại nhà, chúng tôi sẽ thẩm định, đưa vào danh sách quản lý tại nhà, lớp thứ hai là trường hợp không đủ điều kiện cách ly tại nhà nhưng xét thấy phải có 1 cơ sở trung gian lưu dung theo dõi sát và quản lý tốt thì có cơ sở của phường và lớp 3 là những người có bệnh nền, triệu chứng và không thể ở địa phương được thì chúng tôi sẽ tập trung tại khu cách ly của quận. Chia ra từng tầng, từng lớp như vậy thì chúng ta sẽ dễ quản lý chặt chẽ và đảm bảo được tiêu chí ngày nào người bệnh cũng được cán bộ y tế chăm sóc và theo dõi".

Empty

TS.BS Nguyễn Trung Hòa - Giám đốc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp

Số F0 tại nhà vẫn được các y bác sĩ cùng các tình nguyện viên trạm y tế lưu động chăm sóc, thăm hỏi, phát thuốc, liên lạc điện thoại 2 chiều giữa F0 và các nhân viên y tế được đảm bảo duy trì. Đặc biệt nhóm F0 có nguy trở nặng được phân loại riêng và theo dõi sát sao hơn. Tất cả các F0 theo dõi tại nhà và cộng đồng đều được hướng dẫn áp dụng các gói thuốc A, B của Sở Y tế TP.HCM và gói C của Bộ Y tế.

Empty

TS.BS Nguyễn Trung Hòa - Giám đốc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp, cho biết thêm: "Hiện nay, các gói thuốc A, B, C chúng tôi nhận được từ Sở Y tế chúng tôi sẽ tiếp cận và phát ngay sau khi phát hiện F0 sẽ được nhân gói A, B. Còn gói C sau khi thăm khám, nhận đúng chỉ định đủ tiêu chí sử dụng thuốc thì chúng tôi sẽ cho người bệnh sử dụng. Có tổng 381 gói C đã được sử dụng cho tất cả bệnh nhân trên địa bàn quận. Với gói A, B trong thời gian gần đây qua quá trình test nhanh phát hiện ở cộng đồng thì được cấp ngay cho các F0 để họ yên tâm sử dụng sớm, an tâm khi ở nhà điều trị, lưu dung tại nhà".

Empty

Sau một thời gian triển khai, các trạm y tế lưu động đều thực hiện tốt nhiệm vụ cấp cứu nhanh, gọn, hiệu quả các ca F0 có chuyển biến xấu. Việc bố trí các trạm y tế lưu động đến sát người dân để kịp thời chăm sóc các F0 và cung cấp các dịch vụ y tế là một trong những yếu tố quan trọng giúp giảm ca F0 chuyển nặng.

Một số hình ảnh khác của trạm y tế lưu động phường 6, quận Gò Vấp, TP.HCM:

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty

"Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Nguyễn Trang

comment Bình luận

largeer