Hoa hậu H’Hen Niê – Quảng bá du lịch cộng đồng Kon Pring
Hoa hậu H’Hen Niê làm Đại sứ Truyền thông Lễ hội Văn Măng Đen 2023
Chuỗi hoạt động của Hoa hậu H’Hen Niê nằm trong khuôn khổ chương trình “Lễ hội Văn hóa Măng Đen 2023” do Công ty TNHH Trung tâm Giải pháp – Bảo trợ Truyền thông Việt Nam, Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung – Tây nguyên VTV8 và UBND tỉnh Kon Tum cùng phối hợp tổ chức sự kiện từ ngày 27/11 đến 30/11 tại khu Du lịch sinh thái Măng Đen.
Hoa hậu H’Hen Niê giao lưu vời thiếu nữ Mơ Nâm ở làng Kon Pring
Hoa hậu H’Hen Niê làm Đại sứ Truyền thông “Lễ hội Văn hóa Măng Đen 2023” và tham dự buổi họp báo truyền thông vào ngày 25/7 vừa qua. Đồng thời Hoa hậu H’Hen Niê sẽ hiện diện tại Cuộc thi chung kết “Hoa hậu và Nam vương Thần tượng Việt Nam” – “Ms and Mr Idol Viet Nam” vào đêm ngày 30/11.
Ngày 24/7, Hoa hậu H’Hen Niê đã cùng ê kíp truyền thông của Ban Tổ chức, sản xuất các video clip ngắn, quảng bá hình ảnh tươi đẹp danh lam thắng cảnh, những cung đường lãng mạn, ấn tượng của miền đất Măng Đen, các điểm du lịch sinh thái, di tích lịch sử văn hóa và tham gia sinh hoạt cộng đồng với bà con Mơ Nâm ở làng Kon Pring.
Hoa hậu H’Hen Niê quảng bá du lịch cộng đồng làng Kon Pring
Trong chuỗi hoạt động quảng bá miền đất Măng Đen của Hoa hậu H’Hen Niê, đáng chú ý là hoạt động giao lưu văn nghệ với bà con Mơ Nâm tại làng Kon Pring. Tại đây, Hoa hậu H’Hen Niê được hòa mình vào làn điệu cồng chiêng, một trong những giai điệu đặc sắc của người Mơ Nâm ở Măng Đen.
Trong tiếng cồng chiêng ngân vang giữa núi rừng Tây nguyên, từng bước chân trần xoay chuyển trên sàn gỗ nhà Rông, Hoa hậu H’Hen Niê đã hóa thân thành thiếu nữ Mơ Nâm xinh đẹp dịu dàng, cùng bà con làng Kon Pring hòa quyện vào vũ điệu Xoang đắm say lòng người.
Hoa hậu H’Hen Niê được các nghệ nhân làng Kon Pring dạy cách đánh cồng chiêng, dạy từng bước chân nhịp nhàng, từng động tác bàn tay, cánh tay, thể hiện mềm mại và đậm sắc thái của người Mơ Nâm nơi đây.
Nghệ nhân Mơ Nâm hướng dẫn cách đánh chiêng cho Hoa hậu H’Hen Niê
Bà con nơi đây cho hay, Hoa hậu H’Hen Niê xinh đẹp, dễ thương và đặc biệt rất thân thiện. Có được H’Hen Niê để quảng bá cho vùng đất Măng Đen nói chung và làng du lịch sinh thái cộng đồng Kon Pring nói riêng là một điều tuyệt vời. Ai cũng mong H’Hen Niê sớm trở lại để được trò chuyện, qua đó H’Hen Niê hiểu hơn văn hóa, phong tục, danh lam thắng cảnh và con người nơi đây và quảng bá tiềm năng của vung đất Măng Đen ra cả nước và quốc tế.
Hoa hậu H’Hen Niê cho biết, cô đến với Măng Đen với tâm trạng thoải mái, như được về nhà, về với gia đình. H’Hen Niê yêu thích màu xanh cây rừng bạt ngàn vùng đất này, hài lòng với những món ngon - đặc sản của Măng Đen. H’Hen Niê hy vọng ngày càng có nhiều nhà đầu tư về với Măng Đen, để góp sức làm cho vùng cao nguyên này thay đổi hơn nữa, xinh đẹp và lung linh như kỳ vọng của mọi người.
Hoa hậu H’Hen Niê nói chuyện với nghệ nhân Mơ Nâm
Ông Đinh Su Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Truyền thông huyện Kon Plong cho biết, Hoa hậu H’Hen Niê đến với bà con Mơ Nâm, làng Kon Pring nói riêng và với người dân huyện Kon Plong nói chung qua sự kiện “Lễ hội Văn hóa Măng Đen 2023” là sự kiện chưa từng có trước đây. H’Hen Niê xinh đẹp, thông minh, thân thiện càng làm cho bà con làng Kon Pring rất yêu thích, phấn khởi, bởi có một người nổi tiếng giúp quảng bá lịch sử, văn hóa làng Kon Pring, quảng bá du lịch công đồng nơi đây, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng đất “thiên phú” này.
Làng Kon Pring được chọn là mô hình lành du lịch cộng đồng.
Cũng theo ông Đinh Su Giang, làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon Pring, thị trấn Măng Đen là một trong những làng văn hóa du lịch cộng đồng rất độc đáo, thu hút du khách yêu thích trải nghiệm thiên nhiên.
Dân tộc Mơ Nâm ở làng Kon Pring là một nhánh của đồng bào dân tộc Xê Đăng. Trải qua không ít thăng trầm biến cố thiên nhiên, lịch sử chiến tranh, người làng Kon Pring vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.
Đặc biệt là những lễ hội như mừng lúa mới, nam nữ trong làng đều tham gia đánh chiêng cồng, múa Xoang suốt dịp lễ hội, điều này làm cho du khách đến tham quan cũng hoà chung không khí vui tươi theo nhịp chân, vòng xoay điệu Xoang cùng dân làng.
Các nghệ nhân làng Kon Pring còn cho hay, nhạc khí cồng chiêng và điệu Xoang luôn được lưu giữ, cùng với kiến trúc đặc sắc nhà Rông, nhà sàn, đan lát mây tre, rượu cần, các nấu nướng truyền thống của người đồng bào, đã làm say lòng khách du lịch khi ghé chân đến vùng đất này.
Làng du lịch Kon Pring rất gần trung tâm Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen và sở hữu cảnh quan thiên nhiên đặc trưng, hữu tình với đồi núi, rừng cây, sông suối hài hòa… Nhờ vậy, nơi đây có sức hút rất riêng đối với khách thập phương. Đây yếu tố quyết định để làng Kon Pring được UBND huyện Kon Plong chọn làm điểm xây dựng mô hình làng du lịch cộng đồng.
Theo bà Đặng Thị Thúy Kiều, Phó Chủ tịch Hội đồng Xây dựng và Bảo tồn Văn hóa Bản địa (ATI), để bản sắc văn hoá của các bản làng không thể bị tác nhân can thiệp tuỳ tiện, chính quyền địa phương cần bắt buộc các đơn vị, cá nhân làm du lịch phải đạt lợi ích chung cho cộng đồng, phải phục hồi bản sắc văn hoá và thiên nhiên môi trường về nguyên trạng. Từ đó cộng đồng địa phương mới khai thác du lịch bền vững và điều phối toàn bằng chính cộng đồng thôn bản nơi đó. Đồng thời các đơn vị làm du lịch phải đào tạo tập huấn cho người dân làm du lịch, nâng cao nhận thức về tài sản cộng đồng từ ngành nghề truyền thống, kiến trúc bản địa, nhạc cụ dân tộc với âm nhạc, các làn điệu dân ca, dân vũ và ẩm thực địa phương. Từ đó, tiến hành xây dựng điểm đến du lịch và các sản phẩm trải nghiệm du lịch cộng đồng thôn bản gắn với cảnh quan thiên nhiên, môi trường, dựa trên nhịp điệu, nhịp sống, nhịp thở của buôn làng…
Nhà rông làng Kon Pring – Măng Đen.
Rõ ràng, người dân Măng Đen nói chung và người Mơ Nâm ở đây nói riêng, họ hy vọng sau sự kiện “Lễ hội Văn hóa Măng Đen 2023”, Cuộc thi chung kết “Hoa hậu và Nam vương Thần tương Việt Nam” – “Ms and Mr Idol Viet Nam” và hình ảnh quảng bá từ Hoa hậu H’Hen Niê, đại ngàn Măng Đen sẽ được đột phá mạnh mẽ, kinh tế xã hội phát triển nhưng và bền vững hơn và nhất là ngành du lịch được “thay da đổi thịt”, xứng tầm với tên gọi Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen.
Ivy Tran
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm