Hoang tưởng người khác yêu mình có phải là bệnh tâm thần không?

Hội chứng hoang tưởng người khác cũng yêu mình hay còn gọi là Erotomania là chỉ những người thường xuyên ngộ nhận những người có địa vị xã hội, kinh tế,…đang si mê mình. Theo thống kê, bệnh nhân mắc chứng hoang tưởng người khác yêu mình hiện nay rất cao. Vậy cụ thể đây là chứng bệnh gì? Có ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống?
26/10/2020 15:19

Hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình là gì?

Thuật ngữ Erotomania được bác sĩ tâm thần người Pháp Gaëtan Gatian de Clérambault sử dụng vào năm 1921. Theo đó, người bị Erotomania thì sức khỏe tâm thần sẽ gặp vấn đề khi luôn hoang tưởng rằng có một hoặc nhiều người khác đang yêu họ mãnh liệt.

benh-hoang-tuong-ghen-tuong-e1576664118588

Hình minh họa

Và theo nghiên cứu, sự si mê trong tình yêu lúc này chỉ là ảo giác của người bệnh. Trong hầu hết các trường hợp, đối tượng mà người bệnh nghĩ đang yêu họ hoàn toàn không có thực, thậm chí không biết họ là ai. Ngoài ra, một số người mắc hội chứng này còn có niềm tin mãnh liệt rằng những người lạ mà họ vừa gặp đã yêu họ từ ánh nhìn đầu tiên. Tất cả những điều này không hề có bằng chứng cụ thể nào, người bệnh chỉ thông qua suy nghĩ và cho rằng đó là thần giao cách cảm.

Cụ thể, Erotomania – hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình sẽ có sự liên kết với các tình trạng sức khỏe tâm thần khác liên quan đến ảo tưởng hoặc hành vi hưng cảm.

Triệu chứng thường gặp của hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình là gì?

hoi-chung-hoang-tuong-erotomania-e1576835358823

Hình minh họa

Khi mắc chứng Erotomania người bệnh sẽ luôn sống với niềm tin bản thân được một người hoàn mỹ yêu thương. Và họ luôn cảm thấy phấn khích, chìm đắm vào tình cảm này. Nếu bệnh ngày càng nghiêm trọng thì người bệnh sẽ có xu hướng ngụy tạo các bằng chứng để chứng minh tình yêu của mình.

Thậm chí, nhiều người mắc chứng hoang tưởng người khác yêu mình sẽ có biểu hiện của bệnh cuồng yêu, họ sẽ luôn liên tục nói hoặc kể về đối tượng mà họ nghĩ đến.

Một số triệu chứng thường gặp của hội chứng Erotomania là:

  • Luôn tìm mọi cách để công khai về mối quan hệ ( dù thực chất đây là mối quan hệ một chiều)
  • Liên tục gửi tin nhắn, quà,…cho người yêu trong tưởng tượng
  • Luôn nghĩ rằng người kia đang giao tiếp với mình qua ánh mắt, cử chỉ,…
  • Ngụy tạo ra những tình huống mang thông tin sai lệch về việc người kia đang theo đuổi, rình rập họ
  • Cảm thấy ghen tị vì nghĩ người kia đang tiếp xúc với những người khác và cảm thấy họ không chung thủy
  • Có hành vi quấy rối người khác nơi công cộng
  • Xuất hiện nhiều suy nghĩ trong một khoảng thời gian ngắn và các suy nghĩ này đan xen vào nhau
  • Rối loạn giấc ngủ, rất khó ngủ sâu vào buổi tối
  • Xuất hiện những hành vi gây rủi ro, liều lĩnh trong một thời gian ngắn như tiêu nhiều tiền trong một lúc hoặc lái xe tốc độ cao

Hội chứng này có thể xảy ra trong thời gian dài hoặc chỉ trong những khoảng thời gian ngắn, được gọi là “phá vỡ tâm thần”. Phá vỡ tâm thần là một triệu chứng phổ biến của các tình trạng sức khỏe tâm thần. Nó liên quan đến việc đột ngột làm xấu đi các ảo tưởng hoặc các đặc điểm tâm thần. Sự phá vỡ về mặt tâm thần này có thể xảy ra trong các rối loạn như tâm thần phân liệt, rối loạn hoang tưởng và rối loạn lưỡng cực.

Hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình gây ảnh hưởng thế nào trong cuộc sống?

Theo nhà nhân chủng học, tiến sĩ Helen Fisher cho biết, thông qua hình ảnh chụp não của 18 bệnh nhân được xác nhận là mắc hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình thì thấy có sự hưng phấn khác thường.

Và theo ông giải thích thì với những đối tượng này, tình yêu thật sự sẽ kích hoạt sự hưng phấn não bộ của họ, nhưng nếu như tình yêu đó không được đáp trả thì rất có thể nó sẽ biến thành nỗi ám ảnh và dẫn tới nhiều hành vi như phát cuồng, giết chết người họ yêu, thậm chí là tự sát.

Minh Diệu

comment Bình luận

largeer