Hội nghị Bộ trưởng, quan chức cấp cao Giáo dục ASEAN tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 11 - 14/10/2022
Hội nghị với sự tham gia của 10 nước thành viên ASEAN và 08 nước đối tác với chủ đề xuyên suốt “Nỗ lực chung nhằm tái định hình việc học và tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục khu vực ASEAN và hơn thế nữa trong bối cảnh mới”.
Chuỗi hội nghị đặc biệt quan trọng này của giáo dục ASEAN sẽ bao gồm các Hội nghị quan chức cấp cao Giáo dục ASEAN lần thứ 17; Hội nghị quan chức cấp cao Giáo dục ASEAN+3 lần thứ 12: Hội nghị quan chức cấp cao Giáo dục ASEAN-EAS lần thứ 7: Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12; Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN+3 (với các đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc) lần thứ 6 và Hội nghị thượng đỉnh Bộ trưởng Giáo dục Đông Á ASEAN-EAS (gồm các nước ASEAN+3 và các đối tác Mỹ, Úc, Niu Di Lân, Nga, Ấn Độ) lần thứ 6.
Chuỗi hội nghị đặc biệt quan trọng của giáo dục ASEAN
Theo chương trình làm việc, các Hội nghị quan chức cấp cao Giáo dục ASEAN lần thứ 17; Hội nghị quan chức cấp cao Giáo dục ASEAN+3 lần thứ 12 và Hội nghị quan chức cấp cao Giáo dục ASEAN-EAS lần thứ 7 sẽ được tổ chức trong 02 ngày 11 và 12/10. Tại các Hội nghị này, Việt Nam sẽ cùng các nước thành viên trong ASEAN và các nước đối tác liên quan cập nhật tình hình triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Kế hoạch hành động giáo dục ASEAN giai đoạn 2021-2025; đồng thời thảo luận, rà soát công tác tổ chức cho các Hội nghị cấp Bộ trưởng Giáo dục ASEAN, ASEAN +3 và ASEAN-EAS trong các ngày tiếp theo bao gồm chương trình nghị sự cũng như các văn kiện dự kiến được thông qua.
Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12 sẽ chính thức được tổ chức vào ngày 13/10 do Bộ trưởng Bộ GDĐT Việt Nam Nguyễn Kim Sơn chủ trì, với sự tham dự và phát biểu chỉ đạo của đại diện lãnh đạo Chính phủ Việt Nam. Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Giáo dục, đại diện phụ trách Giáo dục của các nước thành viên trong ASEAN, đại diện Ban Thư ký ASEAN, Ban Thư ký Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) và Giám đốc Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN). Tại Hội nghị lần này, Bộ trưởng các nước thành viên ASEAN sẽ tập trung trao đổi về tình hình GDĐT của mỗi nước, chia sẻ các bài học thực tiễn, những kinh nghiệm trong việc mở cửa trường học, dạy và học trong giai đoạn hậu COVID-19. Hội nghị cũng sẽ cập nhật tình hình triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Kế hoạch hành động giáo dục ASEAN giai đoạn 2021-2025.
Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN+3 lần thứ 6 và Hội nghị thượng đỉnh Bộ trưởng Giáo dục Đông Á lần thứ 6 sẽ diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến trong cùng ngày 14/10. Tham dự hai Hội nghị này có Bộ trưởng Giáo dục ASEAN, Phó Tổng Thư ký ASEAN, các quan chức cấp cao Giáo dục của ASEAN và các nước đối tác liên quan. Tại các Hội nghị này, các Bộ trưởng và trưởng đoàn sẽ cùng thảo luận về các chương trình, hỗ trợ và đóng góp của các nước đối tác trong các cơ chế hợp tác ASEAN +3 và ASEAN-EAS đối với các quốc gia thành viên ASEAN trong lĩnh vực giáo dục. Các Hội nghị cũng sẽ tập trung thảo luận về các vấn đề khác cùng quan tâm.
Nhân dịp này, các Hội nghị sẽ thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12; Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN+3 lần thứ 6; Tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh Bộ trưởng Giáo dục Đông Á lần thứ 6.
Ngoài ra, các cuộc họp song phương cũng diễn ra bên lề chuỗi sự kiện đặc biệt quan trọng này.
Nỗ lực chung vì giáo dục ASEAN trong bối cảnh mới
Kể từ khi hợp tác giáo dục trong ASEAN được thiết lập năm 2006, Bộ GDĐT Việt Nam luôn tích cực tham gia các hoạt động, chương trình hợp tác chung, đưa ra các sáng kiến đóng góp cho việc phát triển hợp tác chuyên ngành trong ASEAN. Việt Nam cũng không ngừng thúc đẩy hợp tác giáo dục với hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ và nhiều tổ chức quốc tế.
Sau khi tiếp nhận vai trò Chủ tịch luân phiên của hợp tác giáo dục ASEAN từ Bộ Giáo dục Philippines, Bộ GDĐT Việt Nam đã phối hợp với Ban Thư ký ASEAN, UNESCO và UNICEF xác định chủ đề chính của nhiệm kỳ 2022-2023 là: “Nỗ lực chung nhằm tái định hình việc học và tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục khu vực ASEAN và hơn thế nữa trong bối cảnh mới”.
Đồng thời, 5 nội dung ưu tiên được xác định, nhằm đảm bảo phù hợp với ưu tiên của hợp tác giáo dục ASEAN giai đoạn 2021-2025 cũng như bám sát những ưu tiên của ngành giáo dục Việt Nam trong giai đoạn tới là: Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tinh thần của người học; Tăng cường giáo dục về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu; Bảo đảm việc tiếp cận giáo dục công bằng và có chất lượng cho người học, đặc biệt là nhóm yếu thế; Thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện và đảm bảo an toàn không gian mạng cho người học; Đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
5 ưu tiên này cũng phù hợp với 5 nội dung mà Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã đưa ra để kêu gọi các nước cam kết cho giáo dục và 5 chủ đề thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh giáo dục được tổ chức tại New York vào ngày 17-19/9 vừa qua.
Những ưu tiên trên đã và đang được Bộ GDĐT Việt Nam chủ trì, dẫn dắt, phối hợp cùng ngành giáo dục ASEAN; được hiện thực hóa bởi rất nhiều hoạt động, sự kiện quan trọng theo đúng tinh thần “nỗ lực chung”. Một số hoạt động, kết quả tiêu biểu của hợp tác giáo dục ASEAN từ đầu năm 2022 đến nay như: Hội nghị giáo dục với chủ đề “Hồi phục việc học, tái xây dựng hệ thống giáo dục”; Tài liệu phục hồi và thích ứng trong giáo dục: hướng dẫn cho các quốc gia ASEAN do Campuchia chủ trì xây dựng; Tuyên bố ASEAN về chuyển đổi số trong giáo dục do Philippines chủ trì xây dựng. Đối thoại chính sách hỗ trợ giáo dục đại học khu vực ASEAN và Lễ ra mắt Lộ trình thực hiện Không gian giáo dục đại học ASEAN 2025 tại Hà Nội.
Trong năm 2023, dự kiến nhiều hoạt động khác phù hợp với những ưu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam như giáo dục về biến đổi khí hậu, tăng cường hỗ trợ cho người học vượt qua khủng hoảng tâm lý do dịch bệnh COVID-19,… sẽ được Bộ GDĐT Việt Nam tiếp tục tổ chức.
Trung tâm Truyền thông giáo dục
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm