Hội thảo “Chuyển đổi số để người dân được chăm sóc sức khỏe tốt hơn”
Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam và nhất là tại TP. HCM đã được kiểm soát ổn định trong gần cả năm vừa qua, nhưng vẫn còn để lại nhiều dấu ấn khó quên về sức tàn phá khốc liệt chưa từng có trong lịch sử. Về góc độ ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP. HCM cũng để lại những sản phẩm sáng tạo và hiệu quả khó quên. Điển hình là sản phẩm “Hệ thống quản lý người bệnh COVID-19 của Sở Y tế TP. HCM” ra mắt vào đầu tháng 3/2022, tại thời điểm này mỗi ngày có hàng nghìn trường hợp đến các TYT để chờ khai báo đã mắc F0 và cũng hàng nghìn trường hợp chờ nhận giấy xác nhận đã hoàn thành thời gian cách ly tại nhà. Nhờ công cụ chuyển đổi số này đã giúp Thành phố giải quyết triệt để tình trạng ứ đọng người bệnh chưa từng có tại các TYT trên địa bàn TP.
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế do Ngân hàng Thế giới và Sở Y tế TP. HCM phối hợp tổ chức (17/12/2022)
Và mới đây, vừa tròn 1 tháng, vào ngày 18/11/2022, lần đầu tiên của Thành phố và chắc rằng cũng là lần đầu tiên trên cả nước, SYT đã khởi động chương trình đưa các bác sĩ trẻ tình nguyện luân phiên đến công tác tại Trạm y tế xã đảo Thạnh An thuộc huyện Cần Giờ - TP. HCM. Một trong những điểm nổi bật của chương trình này đó là chính các bác sĩ điều trị đã sử dụng máy X-Quang kỹ thuật số chụp X-quang phổi cho người dân khi có triệu chứng nghi mắc các bệnh lý hô hấp và ngay sau chụp khoảng 10 giây, các bác sĩ sẽ nhận được kết quả chi tiết các tổn thương trên phim X-quang vừa chụp, nhờ AI - trí tuệ nhân tạo được tích hợp trên máy X-quang kỹ thuật số. Sau đó, các bác sĩ trẻ đã kết nối hình ảnh X-quang qua hệ thống PACs và máy vi tính để bàn và bấm nút xin được hội chẩn từ xa với các chuyên gia đang công tác tại các BV tuyến cuối của Thành phố và nhận được các tư vấn chuyên môn phù hợp nhất cho từng trường hợp có bệnh lý phức tạp.
Có thể nói đây là hình ảnh chỉ có trong mơ ước của các thầy thuốc đang công tác tại tuyến y tế cơ sở, tưởng chừng chỉ dừng lại ở các bài nói chuyện của các chuyên gia khi bàn về ứng dụng AI trong lĩnh vực y tế, NHƯNG điều này hiện không những đã trở thành hiện thực mà còn diễn ra tại một trạm y tế xa nhất, khó khăn nhất của Thành phố. Đây là một trong những minh chứng sống động cho thấy Ngành Y tế Thành phố đang ra sức và nỗ lực hiện thực hoá thông điệp mà Sở Y tế muốn chuyển đến tất cả các cơ sở y tế, nhất là các nhà quản lý của Ngành y tế Thành phố, thông điệp đó là “Chuyển đổi số để người dân được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn”. Cụ thể là:
(1) Chuyển đổi số để người dân thuận lợi hơn khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; dễ dàng tương tác với ngành y tế để phản ánh, để được hướng dẫn; người dân dễ dàng quản lý được sức khoẻ của mình với sự kết nối và liên thông các dữ liệu sức khoẻ với các cơ sở khám, chữa bệnh; mỗi người dân đều được lập hồ sơ sức khoẻ điện tử.
(2) Chuyển đổi số để thầy thuốc dễ dàng tiếp cận được các kiến thức khoa học mới, kỹ thuật mới; giảm thiểu được các nguy cơ sai sót ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn người bệnh; giảm bớt được các thủ tục hành chính, giấy tờ trong bệnh viện; BS tuyến dưới có thể kết nối dễ dàng với BS tuyến trên để hội chẩn, để được tư vấn; hướng đến mỗi bệnh viện và cơ sở khám, chữa bệnh đều lập hồ sơ bệnh án điện tử, và các dữ liệu BAĐT phải được kết nôi và liên thông với nhau giữa các cơ sở KCB.
(3) Chuyển đổi số để nhà quản lý y tế triển khai hiệu quả công tác điều phối, giám sát, cảnh báo, dự báo đối với các vấn đề liên quan đến sức khoẻ của người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính của ngành y tế và triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến; và rất nhiều ứng dụng giúp cho các nhà quản lý bệnh viện, quản lý cơ sở y tế triển khai hoạt động giám sát sự tuân thủ các quy trình, các phác đồ điều trị của NVYT, triển khai các hoạt động hướng đến phục vụ NB, phục vụ NV ngày một tốt hơn.
Thực tế vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức khi triển khai hoạt động chuyển đổi số đối với các cơ sở y tế, đó là: Nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT tại các đơn vị còn thiếu và yếu do chưa được đầu tư đồng bộ và đúng mức theo kỳ vọng phát triển công nghệ số; đó là các quy định, quy trình nội bộ chưa kịp thay đổi cho phù hợp với môi trường làm việc trên nền tảng số, nhất là tư duy chuyển đổi số dù có nâng cao hơn, nhưng năng lực số chưa đáp ứng được yêu cầu về đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế do chưa tạo lập được thói quen làm việc cho NVYT,... và còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc khác. Chính vì vậy, hiệu quả trong việc triển khai đồng bộ chuyển đổi số tại các cơ sở y tế còn chưa rõ rang, chưa đạt như sự mong đợi của hầu hết các nhà quản lý.
Về cơ sở pháp lý, đã có nhiều văn bản chỉ đạo từ Chính phủ, Bộ Y tế đến UBND Thành phố về công tác chuyển đổi số, như Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Quyết định số 5316/QĐ-BYT ngày 22/12/2020 của Bộ Y tế về phê duyệt chương trình chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 2656/QĐ-UBND ngày 26/7/2021 của Chủ tịch UBNDTP về phê duyệt “Đề án y tế thông minh giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”. Để có thể cụ thể hoá việc thực hiện đề án, còn rất nhiều việc phải làm, Ngành Y tế Thành phố đã xây dựng lộ trình phấn đấu thực hiện theo từng năm từ nay đến 2025 và giai đoạn từ 2025 đến 2030. Trong năm 2023, toàn Ngành Y tế sẽ hưởng ứng và tham gia triển khai hiệu quả chủ đề của năm do UBNDTP phát động đó là “Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội”. Chuyển đổi số chắc chắn sẽ là một trong những giải pháp quan trọng và mang tính quyết định cho những mục tiêu ưu tiên mà Thành phố đã chọn cho năm.
Năm 2023 cũng là năm khởi động 2 hoạt động trọng tâm mang ý nghĩa rất quan trọng trong chuyển đổi số của Ngành Y tế Thành phố đó là xây dựng hồ sơ sức khoẻ điện tử cho người dân Thành phố và xây dựng kho dữ liệu dùng chung của Ngành Y tế.
Bên cạnh việc tiếp tục kiến nghị những cơ chế chính sách giúp các cơ sở y tế thuận lợi hơn trong đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin và nhân lực chuyên trách CNTT, Sở Y tế đề nghị mỗi cơ sở y tế phải tăng cường học tập, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác chuyển đổi số của các đơn vị và nhất là kịp thời cập nhật các ứng dụng mới, hiệu quả giúp nhân viên y tế, người dân… thuận lợi hơn trong cung ứng và sử dụng các dịch vụ y tế, qua đó tuỳ điều kiện và khả năng kinh tế của mỗi đơn vị mà chọn lọc các vấn đề ưu tiên để triển khai.
Bên cạnh đó, các nhà quản lý bệnh viện cần quan tâm nghiên cứu và chọn lọc những vấn đề ưu tiên theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về các can thiệp số giúp nâng cao năng lực hệ thống y tế (WHO guideline: recommendations on digital interventions for health system strengthening - World Health Organization 2019).
10 khuyến cáo của WHO về chuyển đổi số giúp nâng cao năng lực hệ thống y tế
(WHO guideline: recommendations on digital interventions for health system strengthening - World Health Organization 2019)
Theo Sở Y tế TP. HCM
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm