Hội thảo khoa học: "Giáo dục sáng tạo và thích ứng với trẻ em trong thời kỳ mới"
Tham dự hội thảo có sự hiện diện của ông Nguyễn Hồng Quân - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội GDCSSKCĐ Việt Nam cùng các ông, bà Phó Chủ tịch Trung ương Hội; PGS.TS. Nguyễn Đức Minh - Phó Viện trưởng Viện khoa học Việt Nam; PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ - Chủ tịch Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam; Bà Phạm Thị Thanh - Vụ trưởng Vụ nội chính, Văn phòng Chính phủ; TS. Nguyễn Đắc Hưng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đào tạo và Dậy nghề, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng và các nhà khoa học giáo dục, các thầy cô giáo, nghiên cứu sinh các đơn vị và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS.TS.BS.NGND. Nguyễn Võ Kỳ Anh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người, Phó Chủ tịch Hội GDCSSKCĐ Việt Nam, cho biết: Thế giới ngày nay vận động và thay đổi không ngừng, khi nhân loại đã bước vào thời kỳ mới với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và vài năm gần đây lại phải chứng kiến sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng trực tiếp và toàn diện đến mọi mặt của đời sống mỗi con người và toàn xã hội. Đối mặt với những thay đổi này, vừa là cơ hội, vừa là thách thức.
Để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi chúng ta phải vượt qua bằng sự sáng tạo và thích ứng. Sáng tạo và thích ứng vốn là một tiềm năng sẵn có của con người, nhưng khơi dậy được tiềm năng hay không lại phụ thuộc vào điều kiện xã hội. Nhờ có sáng tạo và thích ứng, con người tạo ra được những sản phẩm kỳ diệu mà thiên nhiên không thể có được; tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần ngày càng phong phú, đa dạng và tinh vi. Trong giáo dục và đào tạo, sáng tạo và thích ứng là những yếu tố cốt lõi giúp phát triển năng lực sáng tạo và khả năng thích nghi của người dạy, người học, tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội, tạo dựng nền kinh tế tri thức và sáng tạo. Ở nhiều nước, các nội dung giáo dục sáng tạo và thích ứng đã được áp dụng trong các nhà trường từ nhà trẻ tới sau đại học với nhiều hình thức giáo dục được áp dụng rất phong phú.
PGS.TS.BS.NGND. Nguyễn Võ Kỳ Anh bày tỏ: "Với mong muốn giáo dục nước ta trong thời kỳ mới này người dạy và người học trong mọi ngành học, bậc học nói chung và giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học nói riêng cũng phải có sáng tạo và thích ứng, tạo điều kiện cụ thể để trẻ em có môi trường học tập tích cực, sáng tạo và thích ứng, hạn chế thiệt thòi đối với trẻ. Chính vì vậy, mục đích của "Hội thảo giáo dục sáng tạo và thích ứng đối với trẻ trong thời kỳ mới" nhằm giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm về các giải pháp, mô hình giáo dục sáng tạo đối với trẻ em ở giáo dục mầm non, tiểu học và đề xuất một số kiến nghị về chính sách hỗ trợ để các nhà trường công lập và tư thục vượt qua được những khó khăn, thử thách đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ em trong thời kỳ mới này".
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Hồng Quân - Chủ tịch Hội GDCSSKCĐ Việt Nam nhấn mạnh: "Sự phát triển trong những năm đầu đời là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của một con người, là nền tảng cho sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống trong tương lai của cả cuộc đời mỗi con người sau này. Do đó, trong suốt hơn 10 năm qua, Hội GDCSSKCĐ Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, định hướng và chỉ đạo Viện Nghiên cứu Giáo dục phát triển tiềm năng con người – IPD, cơ quan trực thuộc Trung ương Hội, triển khai nhiều chương trình, hoạt động cụ thể tới các đơn vị quản lý, các trường học đào tạo giáo viên mầm non, các trường mầm non trên cả nước tiếp cận và thay đổi tư duy, nhận thức và sự cần thiết về việc giáo dục sớm cho trẻ, đến nay đã đạt được những hiệu quả tích cực. Về vấn đề giáo dục sớm cho trẻ trong những năm tới, cần sự vào cuộc của toàn xã hội, để việc triển khai được đồng bộ, tích cực và hiệu quả hơn, trực tiếp là các cơ sở mầm non và các gia đình".
Thông qua hội thảo, Hội GDCSSKCĐ Việt Nam mong muốn giáo dục nước ta trong thời kỳ mới này người dạy và người học trong mọi ngành học, bậc học, nói chung và giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, nói riêng, cũng phải có sáng tạo và thích ứng, tạo điều kiện cụ thể, để trẻ em có môi trường học tập tích cực, sáng tạo và thích ứng, hạn chế thiệt thòi đối với trẻ; hướng cơ hội hợp tác giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục sớm với các cơ sở giáo dục mầm non công lập và tư thục, các nhà khoa học, các cơ quan quản lý các cấp, các doanh nghiệp và doanh nhân liên quan đồng lòng, chung sức thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em, đảm bảo công bằng xã hội, góp phần vào công cuộc chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng nòi giống, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài tương lai của đất nước.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung trao đổi về các giải pháp giáo dục sáng tạo và thích ứng đối với trẻ em trong thời đại công nghệ 4.0; các mô hình giáo dục sớm sáng tạo và thích ứng trong giáo dục mầm non.
Các giải pháp giáo dục sáng tạo và thích ứng đối với trẻ em trong thời đại công nghệ 4.0
Với báo cáo “Sunbot - Ứng dụng công nghệ Robot giáo dục phát triển tư duy kỹ thuật số cho trẻ mầm non”, bà Nguyễn Hương Lệ - Giám đốc chuyên môn của Sunbot, cho biết hiện nay công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, đã thúc đẩy giáo dục theo hướng công nghệ, vì thế giáo dục STEAM ra đời và nhanh chóng có sự quan tâm của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. STEAM thu hút và tạo niềm đam mê, sáng tạo cho trẻ chính là đưa Robot vào chương trình giảng dạy. Dưới sự chỉ đạo của Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người - IPD, Sunbot triển khai chương trình ứng dụng công nghệ robot phát triển tư duy kỹ thuật số cho trẻ mầm non. Đã được thẩm định bởi Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người và Trung tâm Nghiên cứu giáo dục mầm non thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và đã được nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo và hàng trăm nhà trường Mầm non triển khai ứng dụng và có hiệu quả giáo dục tốt đối với trẻ thông qua việc học bằng chơi, chơi mà học.
Báo cáo về “Giáo dục trí thông minh kỹ thuật số trong thời đại 4.0”, bà Trần Thu Thủy - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Trí tuệ Việt Nam (IEV) của IPD giới thiệu với Hội thảo một lĩnh vực rất cần được quan tâm đó là trẻ em ngày nay đang được sống trong một thế giới công nghệ số siêu kết nối, mang đến nhiều kiến thức, trải nghiệm và công dụng hữu ích. Tuy nhiên, sự phát triển với tốc độ chóng mặt của công nghệ và thế giới số khi chưa kịp trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng cần có để tự bảo vệ bản thân lại khiến thế giới số trở thành một nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro và những mối nguy hại báo động đến sự an toàn của trẻ em. Đặc biệt, khi dịch bệnh COVID-19 hoành hành, trường học đóng cửa, ít dịch vụ cộng đồng hơn và sự gia tăng đáng kể thời gian sử dụng thiết bị điện tử và truy cập trực tuyến mà không được kiểm soát, đã làm tăng cao hơn các nguy cơ rủi ro mạng cho trẻ. Vì thế cân đưa giáo dục trí thông minh kỹ thuật số vào nhà trường, coi đây như một liều vaccine giúp trẻ em làm chủ và bảo vệ an toàn cho bản thân, cũng như tối ưu hoá các cơ hội và khả năng của mình trong thế giới kỹ thuật số.
Mô hình giáo dục sớm sáng tạo và thích ứng trong giáo dục mầm non
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người, Thạc sĩ Lưu Thị Minh Hường - Phó Viện trưởng Viện IPD, Giám đốc chuyên môn của Merbaby với báo cáo “Nhà trẻ Merbaby mô hình sáng tạo trong giáo dục sớm trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi” đã khẳng định rằng: Trẻ nhỏ từ 0 đến 3 tuổi, nhất là trong giai đoạn đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của mỗi con người. Song thực tế ở nước ta, giai đoạn này, chỉ mới chú ý đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, mà chưa quan tâm đến giáo dục sớm cho tuổi nhà trẻ. Vì vậy, theo Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người, độ tuổi này cần một mô hình giáo dục nhà trẻ chất lượng cao, đáp ứng tốt sự phát triển của trẻ. Từ đó, mô hình nhà trẻ Merbaby đã được ra đời, để thực nghiệm các phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và đã đem lại những hiệu quả tích cực đối với trẻ, cha mẹ các cháu và đội ngũ giáo viên.
Bà Nguyễn Thị Giáng Hương - Hiệu trưởng trường mầm non Me & Mom, giáo viên âm nhạc quốc tế Kindermusik, thành viên Viện IPD với báo cáo “Giáo dục âm nhạc lứa tuổi nhà trẻ sáng tạo và thích ứng tại Me & Mom” giới thiệu với Hội thảo về tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc đối với trẻ nhà trẻ, nhất là đối với trẻ nhỏ dưới một tuổi có tác động tích cực đến sự phát triển của não bộ trẻ, vì giai đoạn này hoạt động của não phải đóng vai trò chủ đạo. Ở Mầm non Me & Mom đã xây dựng một chương trình giáo dục âm nhạc chuyên sâu cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi. Âm nhạc luôn hiện hữu ở mọi lúc, mọi nơi, mọi thời gian và không gian, để giúp trẻ phát triển vận động thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội, thẩm mỹ, hướng tới giúp trẻ phát triển toàn diện trong 1000 ngày đầu đời và các giai đoạn sau của cuộc đời. Trong đại dịch COVID-19, khi trẻ không đến trường, nhà trường đã tổ chức các buổi âm nhạc online hướng dẫn các cha mẹ sử dụng các giáo cụ âm nhạc có sẵn trong gia đình, để tạo ra môi trường âm nhạc cho cả trẻ và cha mẹ các bé.
Thạc sĩ Bùi Thị Tuyết - Hiệu trưởng trường Mầm non thực hành Giáo dục sớm VSK Thăng Long với báo cáo “Trường Mầm non thực hành VSK Thăng Long tiên phong trong giáo dục thời kỳ sớm” và báo cáo “Mầm non Embassy với giáo dục sáng tạo và tích ứng trong thời kỳ mới” của Thạc sĩ Lê Khánh Hòa - Hiệu trưởng nhà trường và là hai cơ sở thực hành của Viện IPD trình bày với Hội thảo về mô hình giáo dục sớm của Viện đã triển khai thực hiện trong thời gian trước khi chưa có đại dịch COVID-19 xảy ra và trong hơn hai năm qua với tác động của đại dịch, các cơ sở này đã hoạt động như thế nào, thích ứng, linh hoạt ra sao, để vừa chấp hành nghiêm chỉnh việc phòng, chống dịch, vừa giúp được các bậc cha mẹ chăm sóc, giáo dục trẻ và giữ được đội ngũ giáo viên của trường mình?
Bà Vũ Thị Xuân - Giám đốc Ban phát triển giáo dục gia đình của viện IPD và là CEO của Công ty FWU với báo cáo “Giáo dục sớm tại nhà cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi” giới thiệu kết quả triển khai của Chương trình trong giai đoạn thực hành trước và sau khi dịch COVID-19 xảy ra đã đáp ứng được nhu cầu của các cha mẹ và đảm bảo được quyền lợi trẻ nhỏ được vừa học, vừa chơi, khi không có điều kiện đến học tập trung ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập và tư thục, hoặc khi các cơ sở này đóng cửa nhiều tuần, nhiều tháng do đại dịch COVID-19.
Phát biểu bế mạc hội thảo, PGS.TS.BS.NGND. Nguyễn Võ Kỳ Anh chia sẻ: Với thời gian hạn chế, hội thảo đã được nghe tác giả báo cáo các chủ đề mà Viện nghiên cứu đã nghiên cứu tiến hành triển khai những việc làm thiết thực, sáng tạo và thích ứng với giáo dục trẻ trong thời đại 4.0 và trong suốt thời gian đại dịch COVID-19 đã tác động đến sức khỏe, học tập, vui chơi của trẻ cũng như xáo trộn về cuộc sống của các giáo viên - những người chăm sóc trẻ.
PGS.TS.BS.NGND. Nguyễn Võ Kỳ Anh bày tỏ: Từ những nội dung và kiến nghị đã được giới thiệu trong các báo cáo của những tác giả cùng ý kiến trao đổi quý báu của quý vị và các bạn, với sự chỉ đạo của Trung ương Hội GDCSSKCĐ Việt Nam, tập thể các nhà khoa học, chuyên gia của Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người mong muốn sẽ được hợp tác với các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan quản lý sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ em ở trung ương và các tỉnh thành, để triển khai các hoạt động, nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và phương pháp giáo dục chăm sóc trẻ em cho các bậc cha mẹ, thầy cô giáo, cán bộ quản lý và cơ sở giáo dục trẻ em mầm non, tiểu học, công lập, tư thục, để từng bước đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo quyền bình đẳng trong chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em ngay từ khi còn trong bụng mẹ, góp phần phát triển trẻ em trong tương lai.
Thu Trang
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm