Hướng dẫn điều trị và quản lý bệnh đái tháo đường trong dịch COVID-19

Thực tế là trong đợt dịch lần này, những ca có diễn biến nặng, thậm chí tử vong đều bị COVID-19 trên nền nhiều bệnh khác nhau. Một trong số đó có bệnh Đái tháo đường.
28/05/2021 18:02

Trong tình hình căng thẳng của dịch bệnh Covid-19 hiện nay mỗi cá nhân đều cần chủ động, nâng cao tinh thần phòng chống dịch,nâng cao ý thức bảo vệ bản thân hơn bao giờ hết. Điều này càng cần thiết hơn đối với những người cao tuổi có sức đề kháng kém. Đặc biệt là những người đang có bệnh nền.

Theo các bác sĩ, những người sức có khoẻ yếu, nhiều bệnh nền, người cao tuổi kèm các bệnh lý mãn tính thì dễ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 hơn, bệnh sẽ trở nặng hơn. Thực tế là trong đợt dịch lần này, những ca có diễn biến nặng, thậm chí tử vong đều bị Covid-19 trên nền nhiều bệnh khác nhau. Một trong số đó có bệnh Đái tháo đường.

1. Bệnh Đái tháo đường là gì?

 

-Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

2. Phân loại đái tháo đường gồm:

Đái tháo đường type 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).

Đái tháo đường type 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin).

Đái tháo đường thai kỳ (là đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về đái tháo đường type 1, type 2 trước đó).

anh 3

Ngoài ra, đái tháo đường do các nguyên nhân khác, như: Đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô.v.v.v.

3.Theo sổ tay của Bộ Y tế người bị bệnh Đái tháo đường cần lưu ý những điều sau đây:

anh4

Thiết lập chế độ ăn uống phù hợp

- Quản lý lượng đường trong máu là chìa khóa để sống tốt với bệnh tiểu đường, và ăn uống hợp lý là chìa khóa để quản lý lượng đường trong máu. Người bị tiểu đường cần thực hiện nghiêm túc chế độ ăn, đặc biệt nếu bị cách ly vì trong hoàn cảnh bị cách ly sẽ bị xáo trộn nhiều về thực phẩm. Chú ý ăn đúng thời gian, đủ bữa, đủ dinh dưỡng, không được bỏ bữa, không thêm bữa. 

anh 5

Duy trì thói quen tập thể dục

-Khi hoạt động tích cực, cơ thể nhạy cảm hơn với insulin (hormone cho phép các tế bào trong cơ thể sử dụng đường trong máu để tạo năng lượng), giúp kiểm soát bệnh tiểu đường của bản thân. Người bị đái tháo đường cần duy trì luyện tập thể lực mỗi ngày như thường quy về thời gian và mức độ. Nếu tập ở ngoài nhà cần tuân thủ các biện pháp phòng lây bệnh COVID-19.Nếu phải cách ly trong nhà có thể tập các bài tập chống đẩy tay, nâng tạ tay,chạy tại chỗ Hoạt động có thể chia làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 15 phút trở lên.

- Chuẩn bị những thứ cần thiết để có thể xử trí trong các trường hợp hạ đường huyết đột ngột như đường gói, bánh ngọt, sữa (triệu chứng hạ đường huyết: đói lả, run, vã mồ hôi, mạch nhanh).

anh6

Tự thử đường huyết tại nhà

- Tự thử đường huyết thường xuyên hơn, nếu không kiểm tra được đường huyết tại nhà, hãy chú ý đến các dấu hiệu đi tiểu nhiều hơn (đặc biệt là vào ban đêm), khát nước, đau đầu, mệt mỏi, thờ ơ, hoặc bủn rủn chân tay, vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, cảm giác đói. Nếu có các triệu chứng nêu trên, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn xử trí.

- Nếu là người đái tháo đường típ 1, hãy kiểm tra đường huyết hàng ngày (thử lúc đói và cả vào ban đêm), nếu có máy tự kiểm tra được ceton máu và nước tiểu càng tốt. Nếu đường huyết cao > 13mmol/L (234mg/dL) hoặc nếu mẫu thử có ceton (với mọi típ đái tháo đường), hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

- Với người đái tháo đường thai kỳ phải kiểm tra đường huyết thường xuyên 4 lần/ngày vào các thời điểm đường huyết lúc đói buổi sáng, đường huyết sau ăn sáng, sau ăn trưa và sau ăn tối 2 giờ. Nếu có bất thường phải liên hệ với bác sĩ sản hoặc bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Nếu thấy đường huyết tăng đột ngột phải thông báo cho bác sĩ ngay.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Xuân Viết

comment Bình luận

largeer