Indonesia nới hạn chế COVID-19 dù ca tử vong tăng kỷ lục

Chính phủ Indonesia cho phép các doanh nghiệp nhỏ và trung tâm thương mại mở cửa trở lại, dù tỷ lệ nhiễm COVID-19 và số ca tử vong vẫn cao.
26/07/2021 10:09

Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 25/7 cho biết các biện pháp hạn chế ngăn COVID-19 được áp dụng từ đầu tháng 7 sẽ có hiệu lực tới 2/8, trong bối cảnh biến chủng Delta hoành hành khiến quốc gia Đông Nam Á trở thành điểm nóng COVID-19 trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, Tổng thống Widodo khẳng định sẽ thực hiện một số điều chỉnh với yêu cầu dừng hoạt động các trung tâm thương mại, nhà hàng, công viên và văn phòng tại thủ đô Jakarta cùng hai đảo Java và Bali. Các chợ truyền thống, điểm bán hàng ven đường và nhà hàng ngoài trời được phép mở cửa trở lại từ 26/7, bao gồm các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ COVID-19.

Các trung tâm mua sắm và nhà thờ Hồi giáo ở những khu vực ít chịu ảnh hưởng hơn sẽ được hoạt động trở lại với quy định hạn chế về thời gian và lượng người. Công sở vẫn bị đóng cửa theo yêu cầu của chính phủ Indonesia.

k2

Nhân viên y tế của quân đội Indonesia lấy mẫu xét nghiệm nCoV một binh sĩ Mỹ tại thành phố Palembang ngày 24/7. Ảnh: AFP.

Số ca nhiễm mới mỗi ngày tại Indonesia đã giảm xuống dưới 50.000 mỗi ngày, nhưng tốc độ xét nghiệm đang chững lại và tỷ lệ kết quả dương tính với nCoV vẫn cao, cho thấy virus đang lây lan nhanh chóng tại nước này.

Tổng thống Widodo khẳng định việc nới lỏng hạn chế sẽ được thực hiện "dần dần và cẩn thận". Quyết định nới lỏng hạn chế được đưa ra sau khi Indonesia ghi nhận số ca tử vong kỷ lục 1.566 người hôm 23/7 và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi Indonesia áp dụng các biện pháp chặt chẽ hơn để ngăn nCoV lây lan. Chính phủ của Tổng thống Widodo bị chỉ trích vì cách xử lý đại dịch và các chính sách điều hành dường như ưu tiên kinh tế hơn sức khỏe cộng đồng.

"Chính phủ Indonesia đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi chứng kiến các quốc gia ưu tiên kinh tế phải chịu rủi ro về sức khỏe cộng đồng, trong khi các nước ưu tiên sức khỏe cộng đồng chịu ảnh hưởng kinh tế", Arya Fernandes, chuyên gia phân tích chính trị tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết. "Họ đang cố gắng tìm giải pháp đôi bên cùng có lợi bằng cách áp đặt các hạn chế song vẫn mở cửa nền kinh tế".

Tốc độ tiêm vacicne COVID-19 tại Indonesia vẫn thấp hơn mục tiêu một triệu mũi mỗi ngày trong tháng 7 mà chính phú nước này đặt ra trước đó. Chỉ khoảng 6% trong số 270 triệu người Indonesia đã hoàn thành đủ liệu trình tiêm vaccine.

Indonesia là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á và thứ 14 thế giới, với hơn 3,1 triệu ca nhiễm và hơn 83.000 ca tử vong. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng những con số này thấp hơn nhiều so với thực tế tại Indonesia.

(Theo Vnexperss)

comment Bình luận

largeer