Infographic: Bệnh dại, cách xử trí vết thương và phòng bệnh

Hàng năm vào các dịp lễ Tết, khi các gia đình đi thăm người thân, chúc Tết, cũng là thời điểm các vụ việc chó, mèo cắn xảy ra nhiều hơn. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị tấn công bởi chó mèo, vì trẻ thường có thói quen chạy nhảy, vui chơi xung quanh các động vật nuôi.
10/02/2025 11:44

TS.BS Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phòng khám và Tư vấn tiêm chủng của Bệnh viện đã tiếp nhận và tiêm vaccine phòng dại cho 104 trường hợp bị chó, mèo, vật nuôi cắn. Trong đó có 67 trường hợp là trẻ em. Tình huống bị tấn công chủ yếu xảy ra khi mọi người đi chơi, thăm hỏi, chăm sóc vật nuôi trong dịp Tết.

Theo TS.BS Lê Kiến Ngãi, nhiều vật nuôi tấn công người đã không được tiêm vaccine phòng dại trước đó. Những vết cắn của chó, mèo nếu không xử lý kịp thời, có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc nguy cơ mắc bệnh dại – một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không điều trị đúng cách.

Bệnh dại, cách xử trí vết thương và phòng bệnh

r1
r2
r3
r4
r5
r6

Khi trẻ không may bị chó, mèo cắn, cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu, xử trí vết thương. Đồng thời phải tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt nhằm ngăn chặn bệnh bùng phát và tử vong.

Mạnh Hà

comment Bình luận

largeer