Infographic: WHO hướng dẫn cách chẩn đoán sớm và điều trị sốt xuất huyết kịp thời
1. Nhận biết triệu chứng sốt xuất huyết thông thường

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hầu hết các ca sốt xuất huyết đều có triệu chứng nhẹ, thậm chí không có triệu chứng. Triệu chứng phổ biến nhất là sốt cao (40 độ C), thường đi kèm với hai hoặc nhiều triệu chứng sau:
Đau đầu.
Đau hốc mắt.
Buồn nôn, nôn mửa.
Nổi hạch.
Đau cơ, xương hoặc khớp.
Phát ban.
Chẩn đoán sớm và chính xác, điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng, giúp giảm nguy cơ các triệu chứng bệnh trở nặng, và tử vong.
2. Điều trị sốt xuất huyết

Nếu bạn có các dấu hiệu của sốt xuất huyết, hãy đi xét nghiệm tại cơ sở y tế gần nhất để xác định bệnh và có hướng điều trị phù hợp nhất. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết đều nhẹ và có thể được chăm sóc, phục hồi tại nhà. Người bệnh sốt xuất huyết cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Các biện pháp tự chăm sóc tại nhà khi mắc bệnh sốt xuất huyết gồm:
Uống nhiều nước.
Dùng paracetamol để hạ sốt giảm đau.
Chế độ dinh dưỡng: ăn uống thực phẩm bổ dưỡng để tăng cường sức đề kháng.
LƯU Ý: Để giảm sốt hoặc giảm đau, hãy dùng paracetamol và tuyệt đối tránh dùng aspirin hoặc ibuprofen.
Do aspirin và ibuprofen có thể làm tình trạng bệnh sốt xuất huyết trầm trọng thêm như xuất huyết ồ ạt, ngưng tụ dịch và suy giảm chức năng nội tạng.
3. Biến chứng sốt xuất huyết nặng

Hầu hết các trường hợp mắc sốt xuất huyết đều có thể được điều trị tại nhà, trong một số trường hợp hiếm gặp, sốt xuất huyết có thể trở nặng, thậm chí gây tử vong.
Hãy đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu chuyển nặng của bệnh, nhất là trong thời điểm từ 3 đến 7 ngày sau khi có những triệu chứng đầu tiên và sau khi đã hạ sốt.
Các triệu chứng nặng cần lưu ý đó là:
Đau bụng dữ dội.
Chảy máu lợi, chảy máu chân răng.
Nôn liên tục.
Mệt mỏi/bồn chồn.
Thở gấp.
Nôn ra máu.
Khi xuất hiện các triệu chứng trên, lập tức đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời!
4. Phòng tránh sốt xuất huyết

Không có vaccine cũng như thuốc đặc trị sốt xuất huyết, vì vậy, để tự bảo vệ bản thân một cách tốt nhất trước dịch bệnh, bạn nên thực hiện những biện pháp phòng tránh muỗi đốt sau:
Sử dụng bình xịt chống muỗi.
Mặc quần áo dài tay, sáng màu.
Lắp lưới chắn muỗi.
Mắc màn tẩm hóa chất diệt côn trùng khi ngủ.
Sử dụng các sản phẩm diệt muỗi khác như thuốc xịt côn trùng, nhang muỗi, đèn bắt muỗi.

Và hãy nhớ - diệt muỗi và nơi sinh sản của muỗi ở xung quanh khu vực bạn sinh sống vì muỗi chỉ cần 1 lượng nước chứa vừa trong nắp chai để sinh sản!
Theo WHO Việt Nam

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm