Không cho con bú khi mẹ nhiễm HIV
Bác sĩ Võ Hoàng Anh Tuấn, khoa Sản - Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, cho biết, một nửa số trẻ em sống, sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV, có nguy cơ mắc bệnh nếu không được can thiệp y tế đúng cách.
Virus HIV lây từ mẹ sang con có thể diễn ra trong ba thời kỳ. Gồm, giai đoạn mang thai, virus từ máu mẹ qua nhau thai vào cơ thể thai nhi (20-30%). Giai đoạn sinh nở, dù đẻ thường qua ngả âm đạo hay đẻ mổ thì nguy cơ cũng cao hơn, 50%. Virus từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo hoặc vết thương chảy máu ở âm đạo của mẹ xâm nhập vào trẻ thông qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc vết xước trên da trẻ. 20-30% còn lại xảy ra nếu trẻ bú sữa mẹ.
Theo bác sĩ Tuấn, virus luôn tồn tại trong sữa mẹ, dù chúng có bị kiểm soát ở tải lượng thấp nhất, thì tỷ lệ lây nhiễm vẫn cao. Khi trẻ bú mẹ nhiều lần trong ngày, HIV có thể xâm nhập qua niêm mạc miệng, lưỡi, lợi của trẻ. Đặc biệt, nếu trẻ có các viêm nhiễm, sang thương trong khoang miệng (viêm lợi, mọc răng, nấm miệng...) hoặc niêm mạc đường ruột, nguy cơ tăng. Ngoài ra, trong trường hợp vú mẹ có viêm nhiễm, có vết nứt "cổ gà", hay bị trẻ ngứa lợi mọc răng cắn gây chảy máu, HIV có thể theo máu xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Bác sĩ khuyến cáo mọi bà mẹ cần đi tầm soát HIV trước, trong và sau thời kỳ thai sản. Với những bà mẹ không may mắc HIV thì sẽ được can thiệp điều trị bằng thuốc kháng virus ARV sớm nhất, ngay khi phát hiện.
"Sản phụ nhiễm HIV là trường hợp đặc biệt. Họ tuyệt đối không nên nuôi con bằng sữa mẹ", bác sĩ Tuấn khẳng định.

Bác sĩ Tuấn khám và tư vấn cho một sản phụ sắp đến ngày dự sinh (người mẹ không mang HIV). Ảnh: Thư Anh.
Đồng quan điểm, bác sĩ Lê Thị Thu Thanh, khoa Sản - Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, giải thích, sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với bà mẹ nhiễm HIV, thành phần sữa đã có sự thay đổi, nhất là chất lượng kháng thể. Do đó, trẻ có mẹ nhiễm HIV nên uống hoàn toàn sữa công thức sau khi chào đời.
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là biện pháp rất hiệu quả. Tỷ lệ nhiễm HIV từ mẹ sang con năm 2010 là 10,8%. Sau 5 năm, tỷ lệ này giảm xuống còn 2,8%. Đến cuối năm 2019 tỷ lệ này dưới 2%, có nghĩa là cứ 100 phụ nữ nhiễm HIV sinh con thì có hai trẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ.
Năm 2019, tính đến 30/9, cả nước ghi nhận 1.569 phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng bằng ARV; 1.079 trường hợp điều trị trước khi có thai. Số trẻ sinh ra còn sống từ mẹ nhiễm HIV là 1.370, có 1.351 trẻ được điều trị dự phòng ARV.
Theo VnExpress

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm