Khuyến nghị của WHO về vaccine COVID-19 của Sinopharm
Nhóm chuyên gia Tư vấn chiến lược về tiêm chủng (SAGE) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến nghị tạm thời về việc sử dụng vaccine bất hoạt COVID-19 BIBP do Sinopharm/Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc phát triển.
Vắc-xin được khuyến cáo tiêm chủng thế nào?
Theo đó, vaccine này không được khuyến cáo dùng ở những người dưới 18 tuổi do chưa có kết quả từ các nghiên cứu trên nhóm tuổi đó. Có thể tiêm chủng vắc-xin cho những người đã từng mắc COVID-19.

Vaccine Sinopharm được khuyến cáo tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên
Nhóm chuyên gia này cũng khuyến cáo những người có tiền sử sốc phản vệ với bất cứ thành phần nào của vaccine không nên được tiêm. Ngoài ra, bất cứ ai có thân nhiệt trên 38,5ºC cần trì hoãn tiêm chủng cho tới khi hết sốt.
SAGE khuyến cáo sử dụng vaccine BIBP theo lịch 2 liều (0,5 ml) tiêm bắp. WHO khuyến cáo khoảng cách giữa hai liều tiêm là 3-4 tuần.
Nếu liều thứ hai được tiêm dưới 3 tuần sau liều đầu thì không cần phải lặp lại liều này nữa. Nếu việc tiêm liều thứ hai bị hoãn sau 4 tuần, cần tiêm sớm nhất khi có thể. WHO khuyến cáo mỗi người cần tiêm đủ 2 liều.
WHO khẳng định không thể so sánh đối đầu vắc-xin do cách tiếp cận khác nhau trong thiết kế các nghiên cứu. Tuy nhiên, về tổng thể, mọi vaccine đã có mặt trong trong Danh sách Sử dụng khẩn cấp của WHO đều hiệu quả cao trong việc phòng bệnh nặng và nhập viện do COVID-19.
Tại Việt Nam, đến nay đã tiếp nhận 1,5 triệu liều vaccine của Sinopharm do Chính phủ Trung Quốc tài trợ và nguồn từ công ty Sapharco mua, nhập khẩu dưới sự ủy quyền của UBND TP HCM.
Vắc-xin này có hiệu lực thế nào?
Một thử nghiệm giai đoạn 3 đa quốc gia cho thấy, sau 14 ngày kể từ khi tiêm đủ 2 liều (khoảng cách giữa hai liều là 21 ngày) có hiệu quả 79% phòng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 có triệu chứng. Hiệu quả trong việc phòng ngừa nhập viện là 79%.
Thử nghiệm này không được thiết kế và có hiệu lực để chứng minh hiệu quả phòng ngừa bệnh nặng ở những người có bệnh nền, những người trong thời kỳ mang thai, hay những người từ 60 tuổi trở lên. Có ít đối tượng là phụ nữ tham gia vào nghiên cứu.
Có hai thử nghiệm đánh giá hiệu lực của vaccine đang được triển khai nhưng chưa có số liệu.
Phụ nữ mang thai có nên tiêm chủng không?

Người dân huyện Bình Liêu được tiêm vaccine Sinopharm
Số liệu hiện có về vaccine COVID-19 BIBP ở phụ nữ mang thai chưa đủ để đánh giá hiệu lực cũng như các nguy cơ liên quan tới loại vaccine này trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, đây là loại vaccine bất hoạt với tá dược được sử dụng thường quy ở nhiều loại vaccine khác và có đầy đủ hồ sơ an toàn, trong đó có phụ nữ mang thai. Do đó, hiệu quả của vaccine COVID-19 BIBP ở phụ nữ mang thai được cho là tương đương với nhóm phụ nữ không mang thai ở cùng độ tuổi.
Tạm thời, WHO khuyến cáo sử dụng vaccine phòng COVID-19 BIBP ở phụ nữ mang thai khi lợi ích của việc tiêm chủng cho họ lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn.
Để giúp phụ nữ mang thai đưa ra đánh giá, họ cần được cung cấp thông tin về nguy cơ mắc COVID-19 trong thời kỳ mang thai cũng như lợi ích của việc tiêm vaccine trong bối cảnh dịch tễ của địa phương, và những hạn chế hiện tại về dữ liệu an toàn ở phụ nữ mang thai.
WHO không khuyến cáo xét nghiệm chẩn đoán mang thai trước khi tiêm vaccine. WHO không khuyến cáo trì hoãn việc mang thai hay cân nhắc đình chỉ thai kỳ vì lý do tiêm vaccine phòng COVID-19.
Theo NLĐ

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm