Kinh nghiệm quản lý F0, F1 tại nhà ở TP HCM

Là một trong những tâm điểm của dịch COVID-19, TP HCM đã nhiều lần điêu đứng khi số lượng người mắc hàng ngày quá cao trong khi lực lượng y tế lại quá mỏng không thể điều trị. Từ đó, đã có những mô hình quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà được hình thành. Đến nay những mô hình này đã trở thành điều kiện cần và đủ được nhân rộng.
31/08/2021 11:48

"Mô hình quản lý F0, F1 tại nhà ở TP HCM bắt đầu hoạt động từ ngày 27/7 với nhóm can thiệp từ xa và ngày 28/7 nhóm cấp cứu hoạt động. Từ đó đến nay, mô hình này đã có nhiều thành công, đã nhân rộng tới Quận 8 và sắp tới tiến hành tại Quận Bình Tân". Đây là thông tin được TS.BS Nguyễn Như Vinh - Phó trưởng Trung tâm Đào tạo bác sỹ gia đình, Đại học Y dược TP HCM chia sẻ tại Hội thảo “Phòng chống COVID-19 tại cộng đồng” do Hội Giáo dục chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam phối hợp với Hội quân dân y Việt Nam và Bộ môn Y học gia đình - Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức.

Tại hội thảo, BS Nguyễn Như Vinh đã chia sẻ về kinh nghiệm quản lý F0, F1 tại nhà ở TP HCM trong suốt thời gian vừa qua.

quanlyftainhaotphcm

Cơ sở pháp lý để theo dõi bệnh nhân COVID-19 tại nhà

Điều kiện cách ly người F0 tại nhà

+ Không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ (không có suy hô hấp: SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở ≤ 20 lần/phút).

+ Ít nhất một trong hai điều kiện sau: 1 -- 50 tuổi, không có bệnh nền, không đang mang thai, không béo phì; tiêm đủ 2 mũi hoặc sau 14 ngày kể từ ngày tiêm mũi vaccine đầu tiên.

- Người F0 có khả năng tự chăm sóc: Có thể tự chăm sóc bản thân (như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh...); Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế; Có người hỗ trợ chăm sóc: trẻ em hoặc người không tự chăm sóc cá nhân được

- Điều kiện cơ sở vật chất: Có phòng riêng dành cho người F0, có cửa sổ thông thoáng, có nhà vệ sinh riêng; Có số điện thoại riêng, có sẵn số điện thoại của cơ sở y tế, số điện thoại của Tổ phản ứng nhanh quận, huyện; Có bàn hoặc ghế cá nhân đặt trước cửa phòng cách ly để nhận thức ăn và các vật dụng cá nhân cần thiết; Có thùng rác cá nhân có nắp và túi rác đi kèm; Có sẵn dung dịch khử khuẩn tay và bề mặt, nước súc họng hoặc nước muối sinh lý (0,9%), khẩu trang y tế, nhiệt kế.

Hướng dẫn toa thuốc điều trị covid-19 tại nhà (dành cho người trên 18 tuổi)

Thuốc điều trị COVID-19 tại nhà gồm ba gói (A, B, C): Gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng; Gói thuốc B là những thuốc sử dụng hạn chế trong một số tình huống đặc biệt bao gồm thuốc kháng viêm và thuốc kháng đông; Gói thuốc C là thuốc kháng virus được kiểm soát đặc biệt.C

Các hình thức tư vấn tại TP HCM: Có 4 mô hình tư vấn

- Mô hình đầu tiên là mô hình của Hội Y học TP HCM kêu gọi các bác sĩ tình nguyện tham gia tư vấn cho bệnh nhân và làm việc theo ca.

- Mô hình số 2 là của hội thầy thuốc đồng hành: Khi bệnh nhân đã có vấn đề về y tế sẽ gọi tới tổng đài 1022 bấm phím 3 để gặp các tư vấn viên từ Hội Y học TP HCM và bấm số 4 để gặp tư vấn viên của Hội thầy thuốc đồng hành.

- Mô hình số 3 là nhờ vào y tế địa phương: Khi người bệnh có vấn đề sẽ liên lạc với nhân viên của trạm y tế phường, tại đây sẽ có một bác sĩ và khoảng 4 - 5 người nhân viên y tế. Còn có tổ phản ứng nhanh đến tận nhà và giúp gọi cấp cứu 115.

- Mô hình số 4: của Đại học Y dược TP HCM ứng dụng tại quận 10, quận 8, quận Bình Tân sẽ tư vấn khi bệnh nhân có vấn đề; chuyển bệnh nhân đến trạm cấp cứu.

Mô hình hoạt động của Đại học Y dược TP HCM

- Đào tạo, huấn luyện, tập huấn cho tất cả nhân viên về mô hình đội 1 và sơ nét về hoạt động của đội hai sẽ hoạt động ra sao, hướng dẫn cho các bác sĩ.

- Đào tạo quy trình khám bệnh online, kỹ năng giao tiếp và tư vấn online, những kiến thức cơ bản về bệnh COVID để cho các bác sĩ làm đúng quy trình.

Ngoài ra, Đại học Y dược TP HCM cũng có một hệ thống giúp giúp F0, F1 hiểu về kiến thức hay bệnh COVID nói chung. Chúng tôi đã xây dựng được 35 bài giảng chia thành 5 module: Module đầu tiên là đại cương về COVID; Module thứ 2 là quản lý COVID nhẹ; Module thứ ba là quản lý COVID nhẹ trung bình; Module thứ 4 là quản lý bệnh COVID ở những đối tượng đặc biệt như là có bệnh nền, phụ nữ có thai, trẻ em; Module thứ 5 là hậu COVID.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xây dựng chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên y tế bởi  tham gia vào đội ngũ này sẽ có điều bác sĩ bị stress khi có nhiều bệnh nhân yêu cầu hỗ trợ mà không hỗ trợ được bằng các bài giảng.

Quy trình khám bệnh online

1. Chuẩn bị: Chuẩn bị hình thức tư vấn

- Video hữu ích khi: bệnh nặng, lo lắng, bệnh đồng mắc, nghe kém.

- Lướt nhanh các yếu tố nguy cơ trong bệnh án nếu có: đái tháo đường, mang thai, thuốc lá, bệnh gan - thận - tim - phổi mạn,...

2. Kết nối: Nên dùng video call, hoặc phone call

- Kiểm tra âm thanh, hình ảnh trước khi tư vấn

- Kiểm tra thông tin bệnh nhân: họ tên, ngày sinh

- Hỏi bệnh nhân đang ở đâu

- Ghi lại số điện thoại bệnh nhân phòng khi mất kết nối; Lưu ý tính riêng tư của bệnh nhân nếu có thể

3. Bắt đầu đánh giá nhanh

- Đánh giá lập tức: Nếu thấy bệnh nhân mệt nhiều nhưng không thể nói hay thở nhanh chuyển sang câu hỏi chính các biểu hiện thường gặp như ho, mệt, sốt, khó thở.

4. Bệnh sử: Khai thác bệnh sử

- Nguồn lây: Tiếp xúc F0; nhiều người ở cùng nhà có biểu hiện bệnh; nghề nghiệp; người chăm sóc

- Hỏi bệnh sử: Ngày đầu có triệu chứng; có biểu hiện thường gặp: Ho, mệt, sốt, khó thở.

5. Khám: Đánh giá thể chất và tinh thần nhiều nhất có thể

- Hỏi người chăm sóc hoặc bệnh nhân về tình trạng thở như khó thở, màu sắc mặt/màu môi

- Đánh giá qua video; tổng trạng, màu da

- Kiểm tra chức năng hô hấp: không nói thành câu là biểu hiện nặng

- Bệnh nhân có thể có thông tin tại nhà: mạch, nhịp thở, Spo2, nhiệt độ, huyết áp

- Phân tích thận trọng có kết hợp với đánh giá lâm sàng

6. Ra quyết định: Đưa ra lời khuyên và sắp xếp theo dõi

- Trường hợp khỏe: có triệu chứng nhẹ sẽ tự theo dõi, bác sĩ tư vấn, khai báo y tế

- Không khỏe đang diễn biến nặng hoặc có bệnh đồng mắc khó phân biệt được với COVID-19 (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim sung huyết): Liên hệ team 2 để khám

- Không khỏe, có dấu hiệu cờ đỏ: liên hệ chuyển gấp team 2

Dấu hiệu cờ đỏ: khó thở nhiều khi nghỉ ngơi; đau hay để ép ngực nhiều; da lạnh, tái, nổi chấm; nổi ban không biến mất khi đè; rối loạn tri giác; khó đánh thức; tím môi hay mặt; thiếu hay vô niệu; ho ra máu; cứng cổ; mạch > 110 - 120; NT > 22 - 25; Spo2 < 92%; HA < 100mmHg (90/60 mmHg).

Tự theo dõi tại nhà: 

+ Theo dõi: Tuân thủ 5K; Giảm lây lan

+ Tự làm: Uống nhiều nước (6 - 8 ly/ngày); 

+ Hạ sốt: Paraceamol khi cần

Nếu ở nhà một mình: Nhờ ai theo dõi thường xuyên; Nếu có dấu hiệu cờ đỏ phải báo gấp; Cung cấp cho bệnh nhân các số điện thoại cần thiết.

Phân tầng nguy cơ bệnh: Dựa vào quy định của Bộ Y tế: như nguy cơ thấp, trung bình, cao và rất cao.  Hướng dẫn cho các bác sĩ biết bệnh nền là bệnh như thế nào gồm 20 bệnh nền ở người lớn và một nhóm bệnh nền khác ở trẻ em.

Cải thiện oxy phổi bằng cách nằm ở tư thế nằm sấp

Nếu kết quả đo oxy cho thấy nồng độ SpO2 dưới 90% hay thấy mệt, bệnh nhân được chăm sóc tại nhà nên nằm sấp, điều này sẽ cải thiện nhịp thở và tăng độ bão hòa oxy.

1. Bắt đầu bằng cách nằm sấp trên giường phẳng trong 30 phút đến 2 giờ

2. Chuyển sang nằm nghiêng bên phải trong 30 phút đến 2 giờ

3. Chuyển sang ngồi dậy (30 đến 60 độ) từ 30 phút đến 2 giờ

4. Chuyển sang nằm nghiêng bên trái trong 30 phút đến 2 giờ

5. Chuyển sang nằm sấp và co chân trong 30 phút đến 2 giờ

6. Trở lại vị trí nằm suất trong 30 phút đến 2 giờ

 - Tạo ra các video clip dạng khó thở và chuyển cho bệnh nhân để họ có thể bớt khó thở ở các tư thế đứng nằm ngồi khác nhau. Các bài tập thở như thở chúm môi, thở cơ hoành, thở kiểu Buteyco.

Thu Trang

 

comment Bình luận

largeer