Kỹ thuật hiện đại giúp lấy lại vẻ đẹp thon gọn đôi chân không đau, không để lại sẹo

Gây mất thẩm mỹ, nguy hiểm hơn có thể làm tắc động mạch phổi, dẫn đến suy hô hấp và tử vong… là những phiền toái và hậu quả của bệnh giãn tĩnh mạch gây nên. Giờ đây chỉ sau 1h điều trị bằng công nghệ đốt sóng cao tần RFA đã giúp bệnh nhân lấy lại vẻ đẹp thon gọn đôi chân mà không gây đau, không để lại sẹo và được ra viện ngay trong ngày.
26/10/2020 17:21

 

Suy giãn tĩnh mạch - Nỗi phiền toái dai dẳng trong sinh hoạt, cuộc sống

Suy giãn tĩnh mạch chân (suy tĩnh mạch chi dưới) ở nước ta có tỉ lệ mắc rất cao, chiếm khoảng 17- 40% người lớn. Phụ nữ là đối tượng dễ mắc bệnh và cao gấp 3 lần nam giới. Ở độ tuổi càng cao thì khả năng mắc càng tăng lên.

Khi bị suy giãn tĩnh mạch, máu sẽ trào ngược xuống chân gây ứ trệ tuần hoàn, dẫn đến hiện tượng đau, tê bì, nhức mỏi, phù chân, loét chân, chuột rút,... Để nặng hơn những triệu chứng này sẽ là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, giãn lớn các tĩnh mạch nông và nổi ngoằn ngoèo trên bề mặt da gây mất thẩm mỹ.

_suy-gian-tinh-mach-chi

                      

                                                  Suy giãn tĩnh mạch gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống

Nếu không can thiệp thì các tĩnh mạch sẽ giãn to dần, tạo điều kiện thuận lợi hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch rất nguy hiểm gây tắc mạch máu, nguy hiểm hơn có thể gây tắc động mạch phổi, dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Để không gây biến chứng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bệnh nhân cần được phát hiện và điều trị bệnh từ giai đoạn sớm làm giảm khả năng xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, giúp phục hồi nhanh chóng và sớm trở về sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể sẽ có những phương pháp can thiệp phù hợp như:

  • Sử dụng chích xơ cho trường hợp giãn tĩnh mạch nhỏ và khu trú.
  • Phẫu thuật cắt bỏ các tĩnh mạch giãn, lột tĩnh mạch, sửa van, tạo hình tĩnh mạch.
  • Can thiệp nội mạch bằng sóng cao tần, đây là phương pháp ưu việt hơn hẳn so với các phương pháp cũ với hàng loạt điểm cộng như ít đau, mau phục hồi và đảm bảo thẩm mỹ cao.

RFA - Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần có nhiều ưu việt

Thấy chân xuất hiện triệu chứng tê chân, chuột rút vào ban đêm, đau nhức không ngồi ghế thấp được và rất khó khăn cho việc đi lại nên bệnh nhân Nguyễn Thị T. (85 tuổi, Hà Nội) đến MEDLATEC khám. Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân T bị suy giãn tĩnh mạch, do điều trị nội khoa 1 đợt không cải thiện nên cần phải can thiệp nội tĩnh mạch bằng sóng cao tần để loại bỏ tĩnh mạch bệnh lý.

_suy-gian-tinh-mach-chi-2

                                   Ứng dụng kỹ thuật đốt sóng cao tần RFA trong điều trị suy giãn tĩnh mạch

Chia sẻ về ca bệnh, BSCKI. Nguyễn Quang Minh - Chuyên khoa Tim mạch, trưởng Khoa Khám bệnh, BVĐK MEDLATEC cho biết: “Trường hợp bệnh nhân T là một ca có các yếu tố giải phẫu khó, vì tuổi cao và có nhiều bệnh đi kèm, tuy nhiên với kinh nghiệm của ê kíp can thiệp và trang bị hiện đại, chúng tôi đã thực hiện rất thuận lợi. Với ưu điểm vượt trội của phương pháp RFA, giúp bệnh nhân có thể đi lại được luôn sau khi phẫu thuật. Đồng thời, bệnh nhân được đi tất áp lực sau can thiệp, theo dõi tại phòng bệnh và ra viện trong ngày”.

Đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp đến BVĐK MEDLATEC khám và được điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng kỹ thuật đốt sóng cao tần (RFA) hiện đại nên nhanh chóng bình phục sức khỏe.

Vậy đốt sóng cao tần (RFA) là gì? RFA là phương pháp hủy mô bằng nhiệt gây ra do sự ma sát của các ion trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số cao, nằm trong khoảng sóng âm thanh. Phương pháp này có ưu điểm vượt trội trong điều trị giãn tĩnh mạch như: Tỷ lệ thành công rất cao (trên 90%), ít biến chứng; Điều trị triệt để các tĩnh mạch bị suy, với chi phí tương đương chi phí uống thuốc; Thời gian thực hiện nhanh 1-2h, không mất thời gian nghỉ dưỡng, không cần nằm viện, điều trị xuất viện trong ngày. Khi thực hiện thủ thuật này, bệnh nhân được can thiệp bằng ống thông qua da, vì vậy không để lại sẹo và bảo đảm tính thẩm mỹ.

MEDLATEC -  Địa chỉ an tâm, tin tưởng điều trị suy giãn tĩnh mạch

Với sứ mệnh “Vì sức khỏe cộng đồng”, BVĐK MEDLATEC luôn tự hào đón đầu ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, mở ra nhiều cơ hội khám chữa bệnh hiệu quả và rút ngắn thời gian cho bệnh nhân/khách hàng. Nhằm mang đáp ứng tốt nhất nhu cầu điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng phương pháp hiện đại nói riêng, BVĐK MEDLATEC là một trong những đơn vị y tế ngoài công lập đầu tiên ở phía Bắc đưa kỹ thuật đốt sóng cao tần RFA để điều trị suy giãn tĩnh mạch.

Sau một thời gian triển khai, bệnh viện đã chữa khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân và nhận được sự tin tưởng, hài lòng của chính bệnh nhân cũng như gia đình họ về chất lượng điều trị và sự tận tận tụy phục vụ của các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm. Trong rất nhiều trường hợp, bệnh nhân T đến MEDLATEC khám và hài lòng vì được phục vụ nhanh chóng, an toàn, ít đau, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

_suy-gian-tinh-mach-chi-3

Bệnh nhân Nguyễn Thị T, rất hài lòng về chất lượng phục vụ của đội ngũ y bác sĩ tại MEDLATEC

Với đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng sự cộng tác của các bác sĩ ở bệnh viện lớn như Bệnh viện 103, Bệnh viện Bạch Mai,… và được trang bị đồng bộ hệ thống máy móc hiện đại giúp đảm bảo thủ thuật thực hiện chính xác, hiệu quả và giảm thiểu tối đa các biến chứng.

Đặc biệt, từ nay đến ngày 21/10/2020, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có ưu đãi 15% cho tất cả các ca dịch vụ điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần RFA. Ngoài chi phí dịch vụ minh bạch, nhiều ưu đãi hấp dẫn, MEDLATEC là bệnh viện duy nhất cam kết chính sách bảo hành cho khách hàng sử dụng dịch vụ này. Tức hỗ trợ một lần lên tới 30.000.000 đồng, nếu khách hàng bị huyết khối tĩnh mạch sâu do nhiệt hay nhồi máu phổi sau can thiệp.

Liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm thông tin dịch vụ. 

                                                                                                                                                                            Hường Vũ

comment Bình luận

largeer