Lái đò cứu hơn 300 người dân trong lũ
Ba ngày qua, nước rút dần khỏi rốn lũ xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Lúa nảy mầm, đồ đạc hư hỏng, bờ sông sạt lở, trường học ngập bùn đất. Đó là những vết tích sau cơn lũ vừa qua.
Nắng lên, người dân dọn dẹp nhà cửa, tìm những gì còn có thể sử dụng. Họ ngồi với nhau để hỏi thăm và kể lại câu chuyện của nhóm anh Lê Văn Thành (38 tuổi, thôn Trần Phú) xả thân cứu hàng trăm người giữa dòng lũ.
"Nhiều người kêu cứu, anh phải giúp họ"
Chiều 18/10, mưa như trút nước, hồ Kẻ Gỗ buộc xả lũ. Mực nước sông Ngàn Mọ dâng cao, chảy cuộn xiết. Hai căn nhà cấp 4 của anh Lê Văn Thành và bố mẹ anh nằm gần bờ sông này.
Nếu lũ đến, họ lấy mốc của cơn lũ của năm 2010 làm thước đo: “Lần này, chắc cũng chỉ đến bậc thềm nhà như năm đó”.
Vừa nghĩ thế họ vừa di chuyển một số đồ đạc ngoài sân vào trong nhà. Tối đến, mưa không ngớt. Cứ mỗi tiếng, nước dâng thêm 20-30 cm rồi tràn vào tận trong nhà.

Anh Lê Văn Thành kể lại cuộc giải cứu người trong dòng lũ. Ảnh: Nguyễn Dương.
Thấy vậy, anh Thành không ngồi yên được nữa khi trong nhà có vợ, 4 con trai nhỏ. Ở cạnh bên, bố mẹ anh đã 70 tuổi, bố anh còn bị bại liệt. Anh dùng đò máy chở bố đến hội trường xã sơ tán trước và để vợ, con trai 15 tuổi cùng mẹ ở nhà kê đồ lên cao.
“Mất 15 phút giữa dòng lũ cuộn xiết, tôi mới đưa bố đến nơi sơ tán. Ở đó có rất đông người đi sơ tán trước, còn người thân của họ ở lại cứu đồ đạc. Thấy mực nước dâng quá nhanh, họ nhờ tôi chở ra cứu người khác”, anh Thành nhớ lại.
Lúc này, nước tràn vào hàng trăm căn nhà ở 12 thôn của xã. Anh Thành là một trong số ít người ở vùng này có đò máy và sử dụng thành thạo.
Trước tình huống cấp bách, người đàn ông có nước da ngăm đen vội gọi điện thoại cho người em ruột là anh Lê Văn Công (37 tuổi) và hai người em trong xã thân thiết, thường đi đánh cá cùng là Đậu Văn Hoàng (27 tuổi), Phạm Văn Đồng (36 tuổi) đến hỗ trợ đi cứu người.
Ít phút sau, anh Công, Hoàng và Đồng đến nơi, gấp gáp bước lên đò. Tiếng máy nổ bình bịch, anh Thành đánh lái chở cả nhóm người hướng về những căn nhà đã bị nước ngập đến cửa sổ. Họ dùng chiếc đèn nhỏ để lần tìm giữa biển nước tối đen như mực.
“Cứu tôi với, cho tôi lên đò với”, ông Phạm Viết Phương (53 tuổi, thôn Trung Thành) hét lớn.
“Chúng tôi thấy ông Phương cùng một người đàn ông hàng xóm đứng cạnh nhau trước cửa nhà, nước ngập đến ngực”, anh Thành kể lại.
Rẽ lái, chiếc đó dần tiến lại gần hai người đàn ông. Khi lên đò, họ run bần bật vì lạnh. Nhìn sang nhà bên cạnh, nhóm anh Thành thấy hai vợ chồng lớn tuổi đang luống cuống.
“Ông bà phải đi sơ tán ngay”
“Các anh đưa vợ tôi đi trước giúp”
“Tôi chỉ đi nếu đưa được con me cùng. Mất con me là nhà tôi không còn gì cả”
Thế là nhóm anh Thành phải bàn nhau tìm cách đưa người phụ nữ 65 tuổi và con me lên đò.
Trên đường ra, họ cứu thêm được 3 người. Đò liên tục đến nơi sơ tán rồi lại quay ra khu vực ngập nước, mỗi chuyến vật lộn 20-30 phút. Đến 23h, họ cứu được khoảng 60 người. Giữa khuya, nhóm anh Thành phải tạm dừng cuộc giải cứu vì quá mệt, lạnh và đói.
Về đến nhà, anh Thành thấy vợ mình, mẹ và các con đang bám trụ vào chiếc đò nhỏ vì nhà không có gác xép. Nước lên đến đâu, đò nổi đến đó.
“Nhìn thấy chồng, tôi muốn tức điên. Không giận sao được khi vợ con và mẹ ở nhà chống chọi với dòng lũ, còn anh thì tôi điện thoại mãi không được. Tôi sợ điều không hay xảy đến với anh”, chị Nguyễn Thị Tĩnh (36 tuổi) kể.
Nhai vội gói mì tôm sống trong bộ quần áo ướt sũng, giọng anh Thành run run kể cho vợ nghe về việc mình cùng anh em làm.
“Điện thoại anh hết pin. Nhiều người kêu cứu, anh phải giúp họ. Nhà mình có chiếc đò thứ 2, anh tin em ở nhà xử lý được...”, anh Thành nói với vợ.
Nghe chồng kể lại sự việc và nhìn dáng vẻ của anh lúc này, chị Tĩnh không còn giận nữa. Anh Thành cho vợ con và mẹ lên đò đưa đi sơ tán. Trên đường ra, họ chở thêm được 3 người hàng xóm. Cả đêm, người dân Cẩm Duệ không thể chợp mắt. Dòng lũ lịch sử khiến họ ám ảnh.
Riêng anh Thành thao thức, lo lắng vì còn những người khác đang phải bám trụ trên căn nhà của họ.
Chúng tôi như chết đi sống lại
Ngay sáng sớm hôm sau (19/10), nhóm anh lại tiếp tục lên đường cứu người.
15h, nước dâng đến nhà người trong nhóm là anh Lê Văn Công. Điện thoại cho chồng, người vợ đang chăm con nhỏ khóc lóc. Ngoài bé 3 tháng tuổi, nhà anh Công còn có hai bé 15 tuổi và 5 tuổi.
Trong quá trình tìm cách vào cứu, chiếc đò của anh Thành bị lật ngang vào trước bậc thềm của một nhà hàng xóm. Máy đò bị hất văng xuống nước.
Để phương tiện không bị cuốn trôi mất, anh Thành, anh Đồng và anh Công dùng hai tay bám giữ thành đò. Còn anh Hoàng lao xuống dòng nước mò tìm máy. Ngụp lặn một lát, anh Hoàng tìm thấy, hét lớn: “Máy vẫn còn đây”.
Cả nhóm ai cũng nhìn nhau vui mừng. “Nếu mất máy thì không thể tiếp tục cứu người và vợ con tôi được nữa. Nếu điều đó xảy ra, tôi sẽ rất ân hận”, anh Công nói.
Chiếc đò được lật trở lại sau đó song máy không hoạt động. Không còn cách nào khác, anh Thành dùng hết sức lực chèo đò bằng chân để đưa cả nhóm ra trung tâm xã. Tới nơi, họ nhờ một thợ máy sửa rồi quay lại đưa được vợ con anh Công đi sơ tán.

Nhóm anh Thành đi đò trên dòng sông Ngàn Mọ. Ảnh: Nguyễn Dương.
Sau đó, họ lại tiếp tục đi cứu bà con trong vùng. Trong các ngày 19 và 20/10, kết hợp với các thuyền của các đội cứu hộ nơi khác đến, họ giúp được tổng cộng thêm gần 250 người, chủ yếu người già và trẻ em, đi tránh lũ. Họ còn vận chuyển nhu yếu phẩm cho những người ở lại.
“Nếu sợ chết, chúng tôi đã không làm. Nhưng chúng tôi cũng có chút lo sợ đò mà bị lật giữa dòng lũ thì nguy hiểm tính mạng cho họ”, anh Đồng nhớ lại.
Đến giờ, các anh đã cảm thấy nhẹ nhõm khi người dân khu vực mình sống được an toàn qua đợt mưa lũ. “Việc đó, chúng tôi phải làm chứ không có gì to tát cả. Chúng tôi làm nghề đánh cá trên sông, thông thuộc địa bàn nên có kinh nghiệm thôi”, anh Thành khiêm tốn.
Chưa hết ám ảnh về cơn lũ, bà Trần Thị Loan (63 tuổi) - người được nhóm anh Thành cứu - cho biết gia đình bà có 4 người phải dầm mình trong lũ một ngày khi nước tiếp tục dâng.
"Nước lên đến cổ, chúng tôi không còn chỗ trú nữa. Chúng tôi la hét cầu cứu nhưng mãi không thấy ai đến. Đến 18h ngày 19/10, nhóm chú Thành đi đò tới và chở đến khu vực an toàn. Chúng tôi như chết đi sống lại vậy", bà Loan nghẹn ngào.
Trao đổi với Zing, ông Võ Tá Kỷ, Chủ tịch UBND xã Cẩm Duệ, cho biết trong cơn lũ vừa qua, địa phương có nhiều tấm gương đáng được khen ngợi, trong đó có nhóm của anh Thành.
“Các anh ấy rất nhiệt tình, tâm huyết, không quản ngại khó khăn để cứu được nhiều người dân trên địa bàn đi sơ tán. Sắp tới, chúng tôi sẽ làm đề xuất khen thưởng, động viên cho nhóm anh Thành vì hành động dũng cảm này”, ông Kỷ nói.
Theo Zing

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hai ông lớn bất động sản và y tế hợp tác xây dựng bệnh viện nghìn giường, khám chữa bệnh đa khoa và chuyên sâu ung bướu công nghệ cao
Là khu đô thị xanh, hiện đại bậc nhất TP.HCM Hồ Chí Minh, Công ty Phú Mỹ Hưng đã dành “khu đất vàng” đắt giá để chào đón Hệ thống BVĐK Tâm Anh đầu tư xây dựng bệnh viện hiện đại nghìn giường với công nghệ khám chữa bệnh đẳng cấp quốc tế, góp phần hoàn thiện hệ sinh thái tiện ích phục vụ cư dân khu đô thị và người dân thành phố.April 19 at 10:18 am -
Tập đoàn Amway ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới
Hôm nay, thương hiệu chăm sóc tóc Satinique, thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội, chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.April 17 at 4:46 pm -
Long Châu đồng loạt phủ cờ Tổ quốc ở hơn 2025 nhà thuốc trên toàn quốc nhân dịp lễ 30/4 - 1/5
Những ngày tháng Tư, khắp các tuyến đường, con phố trên cả nước dần nhuộm đỏ sắc cờ. Người người, nhà nhà đều háo hức chuẩn bị đón chào dịp lễ trọng đại – kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Hòa trong không khí ấy, hệ thống hơn 2000 nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc đồng loạt trang trí, treo cờ Tổ quốc rực rỡ.April 15 at 2:19 pm -
Meijibio Healing Retreat: Hành trình chữa lành cho sức khỏe thân – tâm – trí
Trong nhịp sống hiện đại đầy áp lực, con người ngày càng ý thức rõ hơn về nhu cầu chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện, không chỉ là chữa bệnh, mà còn là phòng ngừa, phục hồi và tái tạo năng lượng sống. Từ đó, khái niệm Healing Retreat – hành trình chữa lành dần trở thành xu hướng mới trên toàn cầu, đặc biệt với những ai đang tìm kiếm sự cân bằng sâu sắc giữa thể chất và tinh thần.April 15 at 10:06 am